Nội dung chính
Năm 2018 có thể nói là một năm “nhiều sóng gió” của làng công nghệ, với nhiều sự kiện gây những làn sóng tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội. Cùng Reviewtop điểm danh top 8 sự kiện công nghệ nổi bật nhất 2018, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thông qua dự án Luật An ninh mạng
Luật An ninh mạng là sự kiện công nghệ thông tin 2018 nổi bật nhất, bộ luật này được thông qua vào ngày 12-6-2018, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Thông qua dự án Luật An ninh mạng – Sự kiện công nghệ nổi bật 2018
Luật An ninh mạng Việt Nam là bộ luật được Bộ Công an chủ trì, soạn thảo để khắc phục những tồn tại, hạn chế cơ bản trong công tác bảo vệ an ninh mạng.
Luật An ninh mạng được ra đời để bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm trong lĩnh vực an ninh mạng…
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kết quả bỏ phiếu thông qua Luật An ninh mạng 2018
Các nhà mạng chuyển thành công thuê bao 11 số về 10 số
Chuyển đổi thuê bao 11 số về 10 số là sự kiện công nghệ tiêu biểu năm 2018, Theo báo cáo, khoảng 70 triệu thuê bao di động 11 số và khoảng 700 thuê bao VSAT chịu tác động của Kế hoạch chuyển đổi mã mạng viễn thông lần này.
Việc chuyển đổi đầu số nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường và công nghệ trong từng thời kỳ, đây là sự kiện cần thiết, phù hợp cho nhu cầu phát triển.
Trong giai đoạn chuyển đổi, đại diện Cục Viễn thông cho biết, việc chuyển đổi mã mạng thuê bao di động 11 số về 10 số đã được hoàn thành mà không có sự cố nào phát sinh.
Sự kiện công nghệ 2018 Chuyển thành công thuê bao 11 số về 10 số
Phá vỡ đường dây đánh bạc online lớn nhất tại Việt Nam
Phá vỡ đường dây đánh bạc online lớn nhất tại Việt Nam được đánh giá là một trong các sự kiện công nghệ 2018 nổi bật và được người dân vô cùng quan tâm.
Đây là đường dây đánh bạc trực tuyến với tổ chức tinh vi, quy mô hoạt động lớn lên tới hàng nghìn tỉ đồng và hàng triệu con bạc tham gia.
Theo cáo trạng, đường dây đánh bạc này được bảo kê và giúp sức bởi cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, (cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an) và cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục cảnhsát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – C50 –Bộ Công an) bị cáo buộc “bảo kê” cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ do Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao –CNC, công ty bình phong của C50) và Phan Sào Nam (Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty VTC online) thu lời bất chính hàng nghìn tỷ đồng.
Phá vỡ đường dây đánh bạc online lớn nhất tại Việt Nam
Sau 12 ngày xét xử và 4 ngày nghị án, chiều nay 30/11/2018, Hội đồng xét xử đã chính thức tuyên án phạt đối với 92 bị cáo trong vụ án “đánh bạc nghìn tỷ”. Bản án dành cho các đối tượng liên quan là lời cảnh tỉnh sâu sắc cho các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nhưng lại bỏ qua các yếu tố luật pháp, chính sách.
Bphone và Vsmart khuấy động thị trường Smart – phone thương hiệu Việt
Sự ra đời của Bphone và Vsmart được xem là một trong những sự kiện công nghệ thông tin 2018 đáng chú ý nhất, năm 2018 cũng là một năm sôi động của thị trường smartphone tại Việt Nam với sự xuất hiện của các mẫu smartphone thương hiệu Việt.
Đầu tiên là sự xuất hiện của BPhone 3, chiếc smartphone đã tạo được tiếng vang của BKAV sau khi ra mắt 2 phiên bản đầu tiên là BPhone 3 và BPhone 3 Pro có cấu hình và mức giá khác nhau, nhưng nhìn chung mức giá của sản phẩm đã “mềm” hơn so với các phiên bản cũ.
Sự ra đời của Bphone và Vsmart là sự kiện công nghệ nổi bật 2018
Tiếp theo đó là thương hiệu smartphone Vsmart của tập đoàn VinGroup, khi cho ra mắt đến 4 phiên bản khác nhau, bao gồm Joy 1 và Joy 1+ (dành cho phân khúc giá rẻ), cùng với Active 1 và Active 1+ (dành cho phân khúc tầm trung).
Sự ra đời của dòng Bphone và Vsmart là các sự kiện công nghệ 2018 đáng chú ý vì nó sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam có thêm được nhiều sự lựa chọn hơn về dòng điện thoại thông minh, đặc biệt khi các sản phẩm này đều có mức giá vừa với túi tiền của người Việt.
Sophia – công dân robot đầu tiên trên thế giới đến Việt Nam
Ngày 13/7/2018 robot Sophia đã có lần đầu tiên ghé thăm Việt Nam và phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng tổ chức.
Khi xuất hiện trong sự kiện, Sophia đã gây ấn tượng sâu sắc cho người dân Việt Nam khi diện lên mình tà áo dài truyền thống của Việt Nam.
Robot Sophia đến Việt nam – sự kiện công nghệ được quan tâm trong và ngoài nước
Mặc dù chỉ là một robot, nhưng Sophia được mặc trang phục, trang điểm, và liên tục có những biểu cảm giống “thật” khiến nhiều người gần như không thể phân biệt giữa cô với một diễn giả “bằng xương bằng thịt”.
Thậm chí Sophia còn có thể trả lời những câu hỏi do phóng viên tại Việt Nam đặt ra một cách nhanh chóng bằng những câu nói lưu loát và một giọng nói đặc trưng.
Sự xuất hiện của công dân robot đầu tiên trên thế giới tại một sự kiện Công nghệ ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của giới công nghệ lẫn truyền thông trong và ngoài nước, và là một trong những sự kiện công nghệ nổi bật vào năm 2018.
Robot Sophia diện áo dài truyền thống của Việt Nam
Grap thâu tóm Uber, các ứng dụng “gọi xe” trỗi dậy
Grap thâu tóm Uber là một trong những su kien cong nghe được người dân Việt Nam vô cùng quan tâm, sự kiện này đã kết thúc cuộc chiến kéo dài giữa Uber và Grab tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong lĩnh vực đi nhờ xe.
Cụ thể vào cuối tháng 3 năm 2018, dịch vụ đi nhờ xe Uber đã bất ngờ rút lui khỏi thị trường Đông Nam Á và bán lại mọi hoạt động tại thị trường này cho Grab, đổi lại sẽ nhận được một số cổ phần từ chính “đối thủ” này.
Tuy nhiên sự sáp nhập của 2 “ông lớn” trong lĩnh vực này cũng đã mở ra cơ hội cho sự xuất hiện của các ứng dụng đi nhờ xe tại Thị trường Việt Nam như Go – Việt, Fast- Go, Be, ….giúp cho người tiêu dùng có được nhiều sự lựa chọn hơn khi muốn sử dụng dịch vụ đặt xe thông minh này.
Grap thâu tóm Uber
Hacker lấy được thông tin người tiêu dùng
Đây là sự kiện công nghệ 2018 được người tiêu dùng Việt Nam vô cùng quan tâm, cụ thể trong những tháng cuối năm, các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam liên tiếp bị hacker uy hiếp và tung tin đồn thất thiệt về việc chiếm giữ hàng triệu thông tin khách hàng.
Đầu tiên phải nói đến Thế giới Di động, cụ thể là đầu tháng 11 năm nay, hacker bất ngờ tuyên bố đã có trong tay 5 triệu thông tin khách hàng của hệ thống bán lẻ điện thoại lớn nhất Việt Nam, bao gồm: email, lịch sử giao dịch và thậm chí cả thẻ tín dụng gây rúng động trong nước.
Liên tiếp sau đó, các hacker lại tung tiếp thông tin được cho là lấy từ hệ thống bán lẻ concung.com, FPT Shop,…. Tuy nhiên tất cả các hệ thống kể trên đều khẳng định tất cả các dữ liệu thông tin của khách hàng đều được bảo mật an toàn tuyệt đối.
Cục an toàn thông tin đã nhanh chóng làm việc với các bên liên quan và đưa ra kết quả chưa nhận thấy có dấu hiệu tấn công vào các thành phần hệ thống liên quan tới thông tin cá nhân bị công bố.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì cục cũng khuyến cáo người dùng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cung cấp thông tin cá nhân của mình cho các dịch vụ trên mạng, thường xuyên kiểm tra, thay đổi các thông tin xác thực để giảm thiểu nguy cơ lộ, lọt, mất an toàn thông tin cá nhân.
Hacker lấy được thông tin người tiêu dùng
Thành lập ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Ngày 28-8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Đây cũng là sự kiện công nghệ 2018 quan trọng và đáng quan tâm.
Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Thành lập ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Bên cạnh đó, còn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
Đồng thời, cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ…
Bài viết trên đây là giúp bạn điểm lại Top 8 những sự kiện công nghệ tiêu biểu nổi bật nhất trong năm 2018. Năm 2018 đã qua đi và hãy cùng chờ đón những sự kiện công nghệ đột phá tiêu biểu nhất 2019 nhé.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn sức khỏe và thành công trong cuộc sống!
User Review
( vote)