Nội dung chính
Sai lầm trong chế biến rau củ không phải là hiếm. Việc chế biến rau không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn mà còn ẩn chứa nhiều tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là 13 sai lầm khi chế biến rau củ các chuyên gia khuyên bạn nên loại bỏ ngay.
Nấu rau xong không ăn ngay
Nấu xong không ăn ngay là một trong những sai lầm khi chế biến rau phổ biến nhất mà mọi người gặp phải. Các chuyên gia chỉ ra rằng, rau sau khi nấu xong sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và khoáng chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất mất đi này càng tăng lên khi thời gian sau chế biến kéo dài ra: 25% sau 30 phút, 75% sau 1 giờ.
Bên cạnh đó, rau sau khi nấu xong không ăn ngay cũng dễ bị vi khuẩn, mầm bệnh tấn công, khi ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
Với những lý do trên, lời khuyên được đưa ra là bạn không nên nấu nếu chưa có ý định ăn ngay. Nếu đang cần đợi cho đầy đủ người thì tốt nhất nên đợi xong rồi mới nấu. Các món ăn sốt nóng vừa đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, vừa thơm ngon hơn là ăn đồ nguội.

Nấu rau xong nên ăn ngay để tốt cho sức khỏe
Cắt rau trước khi rửa
Một sai lầm điển hình nữa trong quá trình chế biến rau củ, đó là cắt rau trước khi rửa. Bởi các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, việc cắt rau trước khi rửa sẽ làm mất đi một lượng lớn vitamin có trong rau. Vì vitamin tồn tại trong rau dưới dạng nước, chúng rất dễ bị hòa tan trong nước nếu bị cắt nhỏ.
Một điều nữa, việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước. Chính vì vậy, nếu bạn đang có thói quen cắt rau trước khi rửa thì nên thay đổi ngay, bởi điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng món rau mà bạn ăn.

Không nên cắt nhỏ rau trước khi rửa
Rau đã nấu chín để qua đêm
Các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo bạn không nên ăn rau đã để qua đêm. Lý do là hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại cũng không thể khử được.
Cách tốt nhất để bảo quản canh lâu hơn đó là không nên cho gia vị như muối, mì chính… vào canh khi nấu, sau khi nấu xong, bạn hãy dùng một thìa sạch múc riêng ra một bát để ăn trong ngày, còn lại bạn hãy cho vào nồi đất hay nồi thủy tinh rồi để vào tủ lạnh.
Việc để canh thừa vào trong nồi nhôm, nồi inox trong thời gian dài chính là một sai lầm điển hình trong nấu ăn. Điều này sẽ có thể dẫn đến những phản ứng hóa học, tạo ra những chất không tốt cho sức khỏe. Vì vậy tốt nhất bạn hãy dùng những dụng cụ bằng thủy tinh hoặc đồ gốm sứ để bảo quản canh.
Ăn giá đỗ không được nấu chín
Ăn giá đỗ không được nấu chín cũng là một sai lầm trong chế biến rau mà nhiều người không biết. Thậm chí nhiều người còn cho rằng ăn giá đỗ sống sẽ ngon và bổ dưỡng hơn là việc nấu chín. Hay nhiều gia đình cũng quen việc xào giá đỗ sượng sượng cho dễ ăn. Tất cả đều sai khoa học.
Các chuyên gia cho rằng, ăn giá đỗ sống hoặc chưa được nấu chín có nguy cơ ngộ độc rất cao. Nguyên nhân là giá đỗ được làm ở nhiệt độ 30-35 độ C, một môi trường rất tốt cho vi sinh vật phát triển.
Ăn giá đỗ chứa được nấu chín thường gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt và khó tiêu. Vì vậy, khi dùng giá bạn nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối. Nếu có thể bạn nên hạn chế ăn giá đỗ chần hay giá đỗ sống.

Giá đỗ tốt nhất không nên ăn sống
Ăn cà chua trước bữa ăn
Trong cà chua có chứa một loại a-xít gây kích ứng dạ dày. Không nên ăn cà chua trước bữa ăn để tránh làm tăng lượng a-xít có trong dạ dày, có thể gây đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa…. Chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn vì khi đó các a-xít trong dạ dày đã bị pha trộn và giảm nồng độ.
Thời gian nấu rau quá lâu
Rau củ được nấu chín khác với việc nấu chúng trong thời gian quá lâu. Tùy từng loại rau mà thời gian chín là khác nhau. Nhưng tốt nhất bạn nên nấu vừa chín, trên ngọn lửa to, cho ít nước chứ không nên xào nấu hay hầm chúng quá lâu.
Sai lầm khi nấu rau củ quá lâu không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng món rau đó mà còn gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân là lượng vitamin có trong rau khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị phá hủy, mất đi một lượng các chất dinh dưỡng. Các vitamin này rất “nhạy cảm”, khi nấu dưới lửa nhỏ trong thời gian dài cũng rất dễ bị phân hủy. Ngoài ra, chất nitrate rất tốt cho sức khỏe có trong rau xanh sẽ chuyển hóa thành nitrit nitrat khi nấu quá lâu, dễ gây ngộ độc.

Không nên nấu rau quá lâu làm hao hụt chất dinh dưỡng
Rửa rau củ qua loa
Sai lầm khi chế biến rau nữa đó là hầu hết tất cả các loại rau, củ đều có nguy cơ chứa các chất bảo quản và thuốc trừ sâu, gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thường rửa qua loa, thậm chí không rửa những loại quả có lớp vỏ ngoài tưởng chừng như sạch sẽ là hoàn toàn sai lầm.
Ăn phải những loại hóa chất này có thể gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí phải đi cấp cứu. Điều tồi tệ nhất là các chất này không dễ dàng được đào thải, chúng tích tụ dần dần trong cơ thể và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Theo các nhà nghiên cứu, sau khi gây ra các triệu chứng ban đầu, các chất độc hại sẽ bước vào giai đoạn ngủ đông, ngấm vào máu, làm chậm quá trình trao đổi chất và tiêu hao năng lượng.
Vì vậy, ngay cả khi mua rau, quả hữu cơ ở những địa chỉ uy tín, bạn vẫn nên ngâm 10 -15 phút trước khi sử dụng và rửa sạch dưới vòi nước nhiều lần để chắc chắn rằng đã loại bỏ tối đa các chất độc hại.
Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng
Chế biến rau thế nào cho đúng quả thật tưởng dễ mà lại không dễ chút nào. Một lỗi nữa mà mọi người hay mắc phải là xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng. Lý giải cho việc này là vì trong mướp đắng có chứa acid oxalic gây cản trở sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Ngoài ra, chất acid oxalic lại có thể hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Do đó, tốt nhất bạn nên loại bỏ acid oxalic trong mướp đắng trước khi nấu bằng cách luộc qua nước nóng.

Mướp đắng trước khi nấu nên luộc qua nước nóng
Lưu trữ rau xanh quá lâu
Rau xanh không nên tích trữ quá lâu dù để ở trong tủ lạnh hay bất cứ đâu. Đây là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng dựa trên cơ sở khoa học.
Rau củ khi để lâu ngày thường bị hao hụt đi rất nhiều các thành phần dinh dưỡng, dù cho bạn chưa chế biến chúng. Nghiên cứu cho thấy, nếu để rau ở nhiệt độ thường trong 1 ngày thì có thể làm mất đi 20% chất dinh dưỡng có trong rau.
Lời khuyên để khắc phục sai lầm trong chế biến rau củ này là bạn nên hạn chế mua và tích trữ nhiều rau cùng một lúc. Tốt nhất nên mua từng nào ăn từng nấy theo từng ngày. Trường hợp bảo quản trong tủ lạnh cũng không nên quá 1 tuần.

Không nên tích trữ rau trong nhiều ngày
Cho quá nhiều rau vào chảo
Xào nấu rau với lượng lớn cùng một lúc trong nồi hay chảo là một sai lầm trong chế biến rau củ rất nhiều người mắc phải. Nguyên nhân cho thói quen chế biến rau không đúng cách này là để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn phản tác dụng.
Trên thực tế, càng nhiều rau trong chảo thì quá trình chín càng lâu hơn, do nhiệt độ trong chảo sẽ giảm đi khi cho nhiều rau cùng một lúc vào. Hơn nữa, các chất dinh dưỡng cũng theo đó bay hơi một cách nhanh chóng, chất lượng rau vì thế giảm đi đáng kể.
Rút kinh nghiệm cho sai lầm này bằng cách chia nhỏ lượng rau cần nấu ra, nấu theo từng mẻ, mẻ này xong rồi đến mẻ khác. Và nhớ chế biến xong nên thưởng thức ngay để không làm hao hụt lượng dinh dưỡng có trong rau.

Mỗi lần nấu chỉ nên cho một lượng vừa rau vào chảo
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Sai lầm trong chế biến rau củ này hầu như ai cũng từng mắc phải. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, một số loại rau củ chứa lượng dinh dưỡng rất nhiều ở vỏ của chúng, nhiều hơn cả thân và lá. Những rau điển hình trong nhóm này bao gồm cà rốt, củ cải…
Do đó, nếu trong thực đơn của bạn có mặt những loại rau củ trên, tốt nhất bạn không nên gọt vỏ chúng. Bạn chỉ cần rửa thật sạch và nấu mềm chúng ra là được.

Một số rau củ như cà rốt không nhất thiết phải gọt vỏ khi chế biến
Sơ chế rau quá sớm
Điều này nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng thực tế đó cũng là một cách chế biến rau củ không khoa học mà bạn nên loại bỏ.
Việc sơ chế rau quá sớm mà chưa chế biến ngay có thể ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng có trong rau. Chúng có thể bị oxy hóa rất nhanh. Ngoài ra, nhiều loại rau có xu hướng thoát hơi nhanh, chỉ trong vài tiếng sau khi sơ chế có thể bị héo úa hết.
Giải pháp tốt nhất là bạn chỉ nên đợi khi mọi thứ đã sẵn sàng, đầy đủ thành viên trong gia đình thì hãy sơ chế và nấu rau nhằm đảm bảo xanh ngon và tốt nhất cho sức khỏe.

Không nên sơ chế rau củ quá sớm mà chưa nấu ngay
Rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm nước
Cách chế biến nấm hương đúng cách không nhiều người biết. Cụ thể, một trong những sai lầm cơ bản nhất mà mọi người thường gặp phải khi chế biến món ăn này là rửa nấm hương quá sạch hay ngâm nước quá lâu. Khi làm như thế, lượng vitamin trong nấm sẽ bị hao hụt đi nhanh chóng, đặc biệt là thành phần vitamin D rất tốt cho sức khỏe.

Nấm hương không nên ngâm quá lâu trong nước
Như vậy, Reviewtop.vn vừa giúp bạn chỉ ra 13 sai lầm khi chế biến rau mà mọi người vẫn thường gặp phải. Hy vọng đây sẽ là một thông tin bổ ích để bạn có cách chế biến rau củ khoa học hơn, đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, lại tốt cho sức khỏe.
Cảm ơn bạn đã theo dõi các bài viết Review sức khỏe của chúng tôi.
Chúc bạn vui khỏe mỗi ngày!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Top 9 loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng tốt nhất, đã được kiểm chứng
- Review GH Creation Ex có tốt không, đánh giá từ người dùng thực tế
- Tảo tăng chiều cao Shinshin Kakumei Nhật Bản review có tốt không?
User Review
( votes)