Trang chủ Review du lịch Kinh nghiệm du lịch mùa đông Phượng Hoàng Cổ Trấn

Kinh nghiệm du lịch mùa đông Phượng Hoàng Cổ Trấn

1121
0
blank

Phượng Hoàng Cổ Trấn có thể đi được quanh năm. Đến mùa đông, khi toàn bộ thành cổ đươc bao phủ bởi một lớp tuyết trắng khiến cho người ta như đang lạc bước giữa chốn bồng lai tiên cảnh.

Vậy du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa đông cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là một số kinh nghiệm du lịch vào mùa đông tại Phượng Hoàng Cổ Trấn mà Reviewtop.vn đã tổng hợp giúp bạn có một chuyến đi như ý !

Đi tour hay đi tự túc khi đến  Phượng Hoàng Cổ Trấn?

Nên đi tự túc nếu bạn biết tiếng Trung hoặc trong đoàn có người biết tiếng Trung. Còn không biết tiếng thì bạn nên đi tour, vì ở Trung Quốc nói chung và khu vực Hồ Nam này nói riêng đa phần chỉ nói tiếng Trung, rất hiếm người sử dụng đươc tiếng Anh

Không biết tiếng cũng có thể đi đươc, những vừa đi du lịch mà vừa phải mò mẫm, đến nơi lạ chẳng đọc chẳng hiệu được cái gì, không thể tham quan được nhiều nơi.

Đi tự túc giá sẽ cao hơn đi tour nhé. Nhưng bù lại đi tự túc thì được ăn ở như ý mình muốn, thời gian tham quan do mình chủ động, không bị gò bó theo một thời gian nhất định. Còn đi tour sẽ bị giới hạn thời gian và địa điểm tham quan, du khách sẽ khá khó chịu khi phải di chuyển qua nơi khác khi chưa tham quan hết địa điểm đang dang dở.

khung cảnh mùa đông tại phượng hoàng cổ trấn

Khung cảnh mùa đông tại Phượng Hoàng Cổ Trấn

Xem ngay: Review top 11 điểm du lịch tâm linh Hải Phòng bạn nên ghé qua

Nên đi Phượng Hoàng Cổ Trấn theo đường nào?

Hiện nay Phượng Hoàng cổ trấn có rất nhiều hình thức để đi

Tour đường bộ

  • Tour đường bộ: cần ít nhất 6 ngày 5 đêm, giá rẻ nhất trong các lựa chọn. Di chuyển liên tục, bằng cả ô tô, tàu hỏa. Tour này đi tương đối vất vả, ngồi ê mông, đau lưng, tốn thời gian và cho đi các điểm mua sắm bắt buộc nhiều, thời gian ở các điểm tham quan ít.
  • Tour đường bộ hiện nay nhiều công ty du lịch mời giá rất rẻ, chỉ khoảng 6tr cũng có. Nhưng mọi người không nên đi tour rẻ quá, vì thực sự là tiền nào của đó. Công ty du lịch giá nào họ cũng làm được hết, tour rẻ chất lượng cũng tương đương. Xe ô tô cũ, ăn không ngon, ở khách sạn xa trung tâm, thậm chí chỉ là nhà nghỉ, cắt nhiều điểm du lịch.

Tour đường bay

  • Tour đường bay nội địa: Giá rẻ thứ 2 trong các lựa chọn. Vẫn là di chuyển bằng ô tô từ Hà Nội sang đến Nam Ninh – Trung Quốc. ( Thời gian của quãng đường này là từ 5h30 sáng đến 7h tối mới tới sân bay quốc tế Ngô Vu – Nam Ninh). Từ Nam Ninh sẽ bay đến sân bay Phượng Hoàng.
  • Tour đường bay quốc tế: đắt nhất. Bay quốc tế cũng có 2 đường, hoặc bay Hà Nội – Trường Sa, hoặc bay Hà Nội – Trương Gia Giới. Nói chung bay đường nào tùy tour, nhưng khuyến khích các bạn chọn loại tour này. Có đắt 1 chút nhưng đỡ mệt hơn các tour kia về sức khỏe, đỡ tốn thời gian di chuyển đi lại.

Khi mua tour, các bạn nên chọn loại tour nào có đi đủ các điểm sau và có giá vé vào cửa đã bao gồm trong tour:

  • Thiên Môn Sơn: có kèm vé vào cổng và vé cáp treo.
  • Phù Dung Trấn – Trương Gia Giới – có vé vào tham quan Thổ Gia.
  • Phượng Hoàng Cổ Trấn – Có vé đi sông Đà Giang, được ở Phượng Hoàng ít nhất 1 đêm, 2 đêm thì càng tốt, có cho thời gian đi tự do. Vì phải có thời gian tự do đi chơi thì mới tham quan được hết các ngóc ngách của Phượng Hoàng, mới thấy cuộc sống của người dân, mới trải nghiệm được các món ăn nơi đây, có thời gian ngồi quán café ngắm sông, thêm nữa lúc vắng người chụp ảnh mới đẹp.
  • Miêu Trại – Đồng Nhân: có vé vào Miêu Vương Thành.
  • Có đi Hồ Bảo Phong, kèm vé du thuyền.
  • Có đi Viên Gia Giới, nơi có đỉnh Avatar, thang máy cao nhất thế giới Bạch Long và thiên hạ đệ nhất kiều. Riêng khu vực Viên Gia Giới, các tour phổ thông là không có nhé, chỉ có những tour VIP đặc biệt hoặc đi tự túc mới có.

Dù chọn hình thức nào thì đi Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng là 1 hành trình tương đối mệt, di chuyển liên tục, mỗi đêm ở 1 thành phố, đi bộ nhiều lắm lắm, nên những người sức khỏe yếu, say xe, người già, trẻ em nhỏ, phụ nữ có thai, team thích nghỉ dưỡng, thực sự đi sẽ cảm thấy rất vất vả.

tuyết rơi trắng hai bên bờ sông đà giang

Tuyết rơi trắng hai bên bờ sông Đà Giang

Xem ngay:  Điểm du lịch Đà Lạt không thể bỏ qua khi đến thành phố sương mù

Thời gian đi Phượng Hoàng Cổ Trấn

Không nên đi vào những đợt lễ tết của Trung Quốc vì sẽ rất đông.

Mùa hè tránh tháng 7, tháng 8 vì là tháng nghỉ hè của TQ. Mùa hè thì nóng chảy mỡ chảy nước, nắng chói chang, 38 đến 40 độ. Vào đúng đợt hè, lại cuối tuần, xếp hàng từ chỗ mua vé đến lúc qua được cửa thường xuyên là 2 đến 3 tiếng, chùn chân luôn. Tối thứ 7 mùa hè ở PHCT thì người đông như nêm và tắc cả đường đi bộ. Đi mùa hè cũng đắt hơn mùa đông.

Mùa đông thì khá là lạnh. Đi giữa tháng 12 dương lịch mà hôm nào ấm lắm khoảng 3 độ. Còn thường xuyên là -1 độ, -2 độ, trên đỉnh Thiên Môn Sơn –7 độ, có tuyết. Đi mùa đông thì ưu điểm là vắng hơn, ngắm cảnh, chụp ảnh thoải mái. Các điểm tham quan không phải xếp hàng chờ đợi lâu. Cũng lạnh nhưng không đến mức không thể chịu được. Nhưng nhược điểm lại dễ bị dính mưa

phượng hoàng cổ trấn về đêm

Phượng Hoàng cổ trấn về đêm  

Món ăn Phượng Hoàng Cổ Trấn

Đồ ăn ở Phượng Hoàng cổ trấn khá cay. Những bạn không ăn được cay có thể yên tâm vì nếu đi tour, người ta sẽ đặt nhà hàng làm theo khẩu vị của người Việt Nam, rất ít cay.

Các bữa ăn thì cũng đầy đủ rau, thịt, cá, món xào, canh. Nhưng cái gì bên đó cũng cho ngập dầu mỡ. Vừa ngấy vừa khó ăn lắm. Nên ai khó tính trong ăn uống, có thể chủ động mang theo ruốc, thịt hộp, giò, chả ăn thêm.

Nếu đi tour ở khách sạn thì các bạn đã có buffer ăn sáng tại khách sạn. Nhưng mọi người có thể bỏ qua bữa sáng trong khách sạn, ra ngoài thưởng thức ẩm thực địa phương. Đồ ăn sáng thường là bún, mì các loại, mì tươi cũng dễ ăn lắm. Khoảng 10 đến 20 tệ/1 bát ( 35k đến 70K).

Nếu tự đi khám phá món ăn ở các nhà hàng, đồ sẽ là cay khủng khiếp, nhớ nhắc chủ quán là :” Không cay” ( Tiếng Trung bồi là: Pú La). Không cay tức là cay vừa, còn không nói gì sẽ là cực cay. Cay đến mức mọi người vẫn ví các món bên đó là lẩu ớt, ớt xào ớt, cháo ớt, canh chua ớt, ớt rang, ớt hầm….

bánh tép ở phượng hoàng cổ trấn

Bánh Tép ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Xem ngay: Review du lịch Hồng Thái Na Hang ngất ngây trước vẻ đẹp mùa lúa chín

Khách sạn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Các bạn có thể chọn cho mình những khách sạn 4-5 sao và cũng có cả những khách sạn 2-3 sao giá khá bình dân cho khách du lịch. Tuy nhiên tại một số khách sạn ở Thành cổ thì lại không có bàn chải và kem đánh răng. 

Quần áo

Nếu bạn là một dân du lịch đam mê chụp ảnh thì nên chọn những bộ quần áo có tông màu đỏ, trắng, xanh lá, vàng, nâu sáng khi lên ảnh sẽ rất nổi và đẹp.

Các bạn nữ đến Phượng Hoàng có thể mua những bộ váy, áo và giầy đặc trưng của vùng đất này để chụp ảnh rất đẹp, giá cũng rẻ lắm. Áo khoác lót bông, dáng dài, màu sắc đẹp khoảng từ 70 đến 120 tệ. Giầy thêu hoa từ 30 đến 50 tệ.

Trời có tuyết và âm độ, ngoài đảm bảo đầy đủ mũ, khăn, găng tay, tất, quần áo nhiều lớp và ấm, các bạn có thể dùng miếng dán giữ nhiệt của Nhật để đảm bảo sức khỏe. Dán bên ngoài lớp áo giữ nhiệt, lạnh quá thì dán cả đằng trước bụng, ngực và sau lưng. Mỗi miếng giữ ấm được khoảng 4 tiếng.

khung cảnh dọc theo bờ sông đà giang

Dọc theo bờ sông Đà Giang nổi tiếng tại Thành cổ 

Tiền tệ

Ngoài tiền tour như đã mua, các bạn sẽ mất thêm một số khoản sau:

  • Tiền tip cho lái xe và hướng dẫn: 5 đô Mỹ/1 ngày ( bắt buộc). Có thể trả bằng đô Mỹ, tiền tệ, tiền Việt với tỉ giá tương đương.
  • Vé xem show Rạng Rỡ Tương Tây: 350 tệ. Show này tự mua tại cửa sẽ rẻ hơn mua của hướng dẫn khoảng 100 tệ/1 vé tùy hạng ghế A – B hay C. Hạng A: 308 tệ – Hạng B: 268 tệ – Hạng C: 228 tệ.  
  • Vé đi cầu kính dài nhất thế giới Thiên Vân Độ: 350 tệ.
  • Cầu kính này nếu mua vé tại cổng cũng rẻ hơn nhiều so với mua qua hướng dẫn. Nhưng cầu kính này thì nên đi qua hướng dẫn viên vì đường xa, khoảng 40 phút ô tô mới đến nơi. Nếu mệt mà phải đi thang máy ở Thiên Môn Sơn thì thêm 40 tệ/1 vé.( Hoặc leo 999 bậc đá thì free)
  • Tết tóc ở Phượng Hoàng: 10 tệ 6 line, mặc cả có thể là 1 tệ/1 line. Thuê đồ dân tộc, tính bộ hoặc tính thời gian. Giá họ nói 10 tệ/1 bộ. Mặc cả còn 5 tệ/1 bộ. Hoặc 10 tệ nếu là bộ đẹp với các đồ phụ kiện lộng lẫy hơn.
  • Bạn nào không có máy ảnh cơ mà muốn chụp ảnh đẹp thì ở PHCT rất sẵn, nhớ mặc cả nhé, khoảng 5 – 10 tệ/ 1c. Nhưng thợ ảnh cũng làm trò lắm, 5 tệ/1 tấm, nhưng 2 người chụp họ tự động rửa 2 cái thành ra 1 ảnh mất 10 tệ. Mọi người nên cẩn thận trong vấn đề này
  • Trong trấn, thỉnh thoảng sẽ thấy ông Cương Thi hoặc Ngộ Không đứng đó, nếu bạn muốn chụp ảnh cùng cũng mất 10 tệ chứ không miễn phí. Cái này nhiều người bị hớ vì tưởng free nên ra sức chụp.
  • Ăn vặt ở Phượng Hoàng rất nhiều loại, nếu không sợ gặp anh Tào thì 5 đến 10 tệ/1 xiên. Mọi người hay ăn nhất là bánh tép chiên, cua tẩm bột chiên, đậu phụ thối, bún qua cầu.
  • Tiền café, dù là chẳng uống café nhưng đến PHCT nhất định nên vào 1 quán café ven sông, gọi 1 cốc nước và ngắm cảnh, tận hưởng cái cảm giác như thời gian ngừng lại. Cứ khoảng 35 đến 50 tệ/1 món đồ uống.
  • Tiền vé thuyền dọc dòng Đà Giang nếu trong tour không bao gồm, thuyền của dân 30 đến 40 tệ/1 người/1 lượt tùy mặc cả. Thuyền nhà nước thì bao gồm luôn trong combo vé tham quan viện bảo tàng
  • Tiền vé thăm quan viện bảo tàng Cổ Thành, lầu Phong Thủy Hồng Kiều ( có tour đã bao gồm) : 148 tệ.
  • Hoa quả mùa hè rất nhiều và tươi ngon, nhưng mùa đông không có gì mấy đâu, toàn chuối, quýt, bưởi. Vào siêu thị thì nhiều loại hơn nhưng tương đối đắt, 35k/1 quả măng cụt.
  • Dịch vụ ngâm chân thuốc bắc và matxa vì đi nhiều mỏi nên nhiều người chọn. ( cũng có tour đã bao gồm). 100 tệ/1 lượt.

Phụ nữ nên mang nhiều tiền hơn nam giới do dễ bị hấp dẫn bởi các dịch vụ phục vụ việc chụp ảnh sống ảo.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm du lịch mùa đông tại Phường Hoàng cổ trấn. Reviewtop.vn chúc các bạn sớm có cho mình những chuyến đi tới địa danh nổi tiếng này sau khi tham khảo bài viết này.

Click REVIEW DU LỊCH để khám phá thêm nhiều điểm đến thú vị khác.

>> Xem thêm

Sending
User Review
0 (0 votes)
Bình luận Facebook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây