Trang chủ Review du lịch Top 10 làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam

Top 10 làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam

2280
0
blank

Trong hành trình tìm kiếm địa điểm hấp dẫn nhất Việt Nam, sau những so sánh, đối chiếu, những bình chọn của các đơn vị du lịch và các du khách trong nước và ngoài nước.. Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công bó những địa điểm hấp dẫn nhất Việt Nam. Sau đây Reviewtop.vn xin giới thiệu cho bạn đọc: Top 10 làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam. Với những sản phẩm độc đáo và tinh sảo thu hút người mua hàng và du lịch.

Làng gốm Bát Tràng – top 10 làng nghề truyền thống

Bát Tràng là làng gốm cổ truyền nổi tiếng nằm ở bờ Bắc sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Từ Bạch Thổ phường, nơi những dòng họ đầu tiên từ Thanh Hóa, Ninh Bình, mà mở đầu là dòng họ Nguyễn Ninh Tràng đến sinh cơ lập nghiệp. Trải qua hơn 500 năm lịch sử thăng trầm, các thế hệ nối tiếp đã gìn giữ, lưu truyền và làm nên danh tiếng của một làng nghề ở khắp trong và ngoài nước. Gốm Bát Tràng sản xuất từ loại đất sét trắng đặc biệt. Người thợ thủ công chỉ dùng tay để nắn nót sản phẩm làm ra, sau đó vẽ tranh, tráng men rồi đưa vào lò nung.

Với lịch sử lâu đời, cùng với sự đa dạng về các sản phẩm gốm sứ thì hiện nay làng gốm sứ Bát Tràng hiện đang thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước tham quan.

Đến với làng gốm Bát Tràng, các bạn có thể tham quan làng gốm. Tham gia làm gốm do các nghệ nhân hướng dẫn và ăn các món ăn truyền thống. Nếu bạn yêu thích lịch sử văn hóa dân tộc thì đây là một điểm du lịch rất nên đến.

gốm bát tráng - top 10 làng nghề truyền thống

 Làng Gốm Bát Tràng 

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ nằm ở Hà Tây, nay là Chương Mỹ, Hà Nội, đây là làng nghề truyền thống có từ thời nhà Lý. Trải qua gần nghìn năm nay, nghề khảm trai Chuôn Ngọ vẫn được lưu giữ và phát triển. Các sản phẩm của làng nghề rất tinh xảo và đa dạng, mang lại giá trị nghệ thuật cao. 

Nét nổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít. Chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động, đặc sắc. Người nghệ nhân bằng đôi tay khéo léo đã làm nên những sản phẩm tinh túy làm nên thương hiệu của làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ. Những mảnh trai vô tri, vô giác, đã trở thành sản phẩm, có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.

làng nghề khảm trai chuôn ngọ - top 10 làng nghề truyền thống

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ có từ rất lâu

Xem ngay: Review 9 khu du lịch sinh thái gần Hà Nội nên đến ngày cuối tuần

Làng tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là các tên không hề xa lạ đối với mỗi con người Việt Nam. Làng tranh này có lịch sử lâu đời hiện nay nằm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 

Nét đặc trưng của tranh dân gian Đông Hồ nằm ở bố cục tranh, giấy in, màu sắc hài hòa và mang nét đặc trưng riêng. Người làng Hồ đã biết vận dụng, chắt lọc từ những chất liệu thiên nhiên để tạo nên những sắc màu truyền thống vừa tươi vừa có độ bền màu. Như màu xanh chiếc ra từ gỉ đồng, màu chàm của cây chàm hay màu đỏ thắm từ cây vàng. 

Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó và màu là: gạch non, lá cây, rể cây đốt thành than. Muốn cho tranh có độ óng ánh người ta dùng vỏ sò, nghêu nung lên thành vôi, giả nhỏ, trộn với nhựa cây phết đều lên giấy dó sau đó bắt đầu vẽ. Tranh dân gian Đông Hồ có nhiều mảng: tranh động vật: chó, mèo, trâu, bò, gà, lợn…, mảng “hứng dừa; đám cưới chuột; đánh ghen” xem rất thích mắt. Hầu hết tranh Đông Hồ đều thể hiện ước vọng hòa bình, hạnh phúc, ấm no… Cho nên thường được treo trong nhà trong những dịp Xuân về.

làng tranh dân gian đông hồ - top 10 làng nghề truyền thống

Làng tranh dân gian Đông Hồ

Làng nón Tây Hồ – top 10 làng nghề truyền thống

Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng. Nón lá là vật trang sức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ và là vật che nắng hữu hiệu của nhiều người. Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu. Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân Tây Hồ một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.

Làng Tây Hồ bao đời nay, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và nghề nón lá. Tây Hồ có hơn 100 hộ dân, trong số ấy có 80 nhà theo nghề làm nón. Già trẻ trong làng đều có thể làm nón.

Đây là nghề không quá khó học đối với họ. Nghề làm nón không lại thu nhập cao, nhưng là nghề để mưu sinh, giải quyết công việc cho những phụ nữ làng quê những lúc nông nhàn, rảnh rỗi. Một ngày chằm nón, những người phụ nữ ở làng cũng kiếm thêm được khoảng 30 nghìn đồng. Dù thu nhập không cao nhưng họ vẫn mong muốn gìn giữ cái nghề truyền thống nổi tiếng của làng mình.

làng nón tây hồ - top 10 làng nghề truyền thống

Top 10 làng nghề truyền thống- Làng nón Tây Hồ( Phú Vang)

Xem ngay: 10 địa điểm du lịch Việt Nam lọt top xếp hạng du lịch của thế giới

 Làng nghề Sơn Đồng

Với hơn 800 năm hình thành và phát triển, làng nghề Sơn Đồng đã trở thành cái nôi và đạt được những tinh hoa cao quý trong sản xuất đồ thờ thủ công mỹ nghệ.

Làng nghề Sơn Đồng thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km. Từ trung tâm thủ đô, đi ngược về hướng Tây theo đường Nguyễn Thái Học – Kim Mã – Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu, dọc theo Quốc lộ 32, rồi từ ngã tư thị trấn Trạm Trôi đi vào khoảng gần 2km là du khách đã đặt chân tới làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng.

Nơi đây được ví như là “thiên đường” về đồ thờ cúng hay đồ trạm khắc thủ công mỹ nghệ. Làng nghề Sơn Đồng với hơn 250 hộ dân thì trong đó có tới hơn 80% số hộ làm và sinh sống bằng nghề này. Trong đó có hơn 1000 thợ lành nghề và nhiều nghệ nhân giỏi.

làng nghề sơn đồng - top 10 làng nghề truyền thống

Sản phẩm của Làng nghề Sơn Đồng

Làng cói Kim Sơn – top 10 làng nghề truyền thống

Làng nghề cói Kim Sơn nằm ngay gần điểm tham quan Nhà thờ đá Phát Diệm, thuộc huyện Kim Sơn. Cây cói đã có ở Kim Sơn gần hai thế kỉ, trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển. Người Kim Sơn đã tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói. Lấy đó làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm cói.

Cói là nguyên liệu chính của nghề dệt. Cây có chu kỳ sinh trưởng tựa cây lúa. Cói chiêm thu hoạch vào dịp tháng 5, cói mùa thu hoạch vào dịp tháng 10 Âm lịch. Quy trình trồng cói cũng giống như cây lúa: cày, xới, phơi, tháo nước, làm cỏ, bón phân. Chất lượng cói trồng phụ thuộc vào việc điều phối nước mặn và nước ngọt theo tỷ lên thích hợp.

Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan, dệt cói và hoàn thiện sản phẩm. Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói. Vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc. Nhờ đó mà những sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

làng cói kim sơn - top 10 làng nghề truyền thống

Top 10 làng nghề truyền thống -Làng cói Kim Sơn 

Xem ngay: Review top 9 địa điểm du lịch Ba Vì hấp dẫn khách du lịch nhất

Làng thúng chai Phú Yên

Từ bao đời nay, người dân thôn Phú Mỹ vẫn giữ nghề làm thúng chai truyền thống. Ít ai nhớ chính xác thời điểm hình thành làng nghề. Nhưng với những người dân nơi đây, nghề đan thúng chai là nghề gắn với nghiệp đi biển. Nghề được truyền dạy từ đời này qua đời khác, vừa là công ăn việc làm, vừa là cái nghề gắn bó tạo nên một nếp sống lâu đời của người dân Phú Mỹ.

Thúng chai được sử dụng để đánh bắt hải sản gần bờ như câu mực, lặn sò, kéo lưới hoặc dùng để đua tranh trong các cuộc thi, lễ hội cầu ngư hàng năm. Không chỉ phục vụ ngư dân trong tỉnh. Làng nghề thúng chai còn cung cấp cho các thị trường khác trong nước ở các tỉnh ven biển.

làng thúng chai phú yên

Top 10 làng nghề truyền thống – Làng thúng chai Phú Yên 

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Làng đá mỹ nghệ Non Nước là nơi quy tụ nhiều sản phẩm được điêu khắc bằng đá rất nghệ thuật và đặc sắc. Đây là một điểm đến hấp dẫn mà các du khách thường ghé tới mỗi khi đi du lịch tại thành phố biển Đà Nẵng

Làng Đá Non Nước Đà Nẵng có từ rất lâu rồi. Theo như lời kể của các nghệ nhân cao tuổi tại Làng đá này thì nghề chế tác đá mỹ nghệ Non Nước đã có từ cách đây gần 200 năm. Làng được hình thành từ cuối thế kỷ 18, người có công khai sáng ra làng nghề này là ông Huỳnh Bá Quát – người Thanh Hóa.

Đến với Làng đá mỹ nghệ Non Nước, bạn sẽ dễ dàng chọn được những món quà lưu niệm có giá trị nghệ thuật cao. Được các nghệ nhân tài hoa nơi đây mài dũa rất công phu và điêu luyện. Bạn sẽ hoàn toàn phải bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy các đường nét tinh tế, sắc sảo của từng sản phẩm điêu khắc. Độ bóng mịn của lớp đá cẩm thạch chỉ có ở núi Ngũ Hành Sơn .

làng đá mỹ nghệ non nước

Top 10 làng nghề truyền thống -Làng đá mỹ nghệ Non Nước 

Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)

Làng lụa Hà Đông hay chính là Làng lụa vạn phúc hà Đông, nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ xa xưa, có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn.

Bà tổ nghề dệt lụa ở Vạn Phúc có tên là Lê Thị Nga, hiện trong làng còn có đền thờ bà. Lụa Vạn phúc nổi tiếng là “mịn mặt, mát tay”. Các mặt hàng lụa đa dạng: Lụa vân, Lụa the, Lụa xa, Lụa quế, Gấm…

Ngày xưa, lụa Vạn Phúc được sử dụng nhiều trong cung đình nhờ chất lượng tốt và hoa văn đẹp. Hiện nay, có đến 800 hộ gia đình làm nghề. Trong những gia đình đó người ta vẫn giữ lại những khung dệt cổ và những khung cơ khí hiện đại. Điều này cho thấy người dân vẫn giữ những nét truyền thống vừa đầu tư phát triển làng nghề trong xu thế hội nhập. 

làng lụa vạn phúc

Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông 

Làng Chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình)

Cách thành phố Thái Bình chừng 20km, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Nằm nép mình bên dòng Đồng Giang hiền hòa. Về đến gần làng, du khách sẽ nghe văng vẳng đâu đó âm vang chạm khắc trong không gian yên bình của đồng quê.

Hiện nay, thế mạnh của Đồng Xâm xoay quanh ba dòng sản phẩm chính:. Đồ trang sức, mỹ nghệ và đồ thờ cúng. Đồ trang sức gồm nhiều loại như: dây chuyền, nhẫn, hoa tai, lắc, vòng, trâm, thánh giá… bằng bạc. Đặc biệt, mặt hàng được khách hàng ưa chuộng và đông hộ gia đình làm nhất là đồ thờ cúng, từ các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai…

làng chạm bạc đồng xâm

Nghệ nhân đang tỉ mỉ với sản phẩm của mình 

Trên đây Reviewtop.vn vừa gửi đến bạn đọc top 10 làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam. Comment để lại ý kiến để mọi người cùng thảo luận nhé. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm những lựa chọn khi đi du lịch các làng nghề Việt Nam. Xem thêm các bài viết về Review du lịch để có thêm nhiều gợi ý nhé !!!

>>> Xem thêm:

Sending
User Review
0 (0 votes)
Bình luận Facebook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây