Nội dung chính
Ung thư phổi là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thế giới theo thống kê mới nhất vào năm 2020. Để phòng và hỗ trợ điều trị căn bệnh này, bạn có thể tăng cường tiêu thụ top 8 thực phẩm tốt cho người ung thư phổi dưới đây.
Quả lê tốt cho người ung thư phổi
Trong quả lê cũng như táo, người ta tìm thấy một chất gọi là phytochemical hay phloretin. Chất này được cho là có khả năng chống lại khối u, rõ rệt nhất đối với các tế bào ung thư phổi.
Phloretin hỗ trợ điều trị ung thư theo cơ chế kích thích sự chết của tế bào ung thư (apoptosis). Các nhà nghiên cứu cũng nhận định, trong tương lai không xa, Phloretin sẽ được sử dụng như một chất hỗ trợ điều trị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Đặc biệt hơn, nghiên cứu cũng cho thấy, chất Phloretin không chỉ giúp chống tế bào ung thư phổi mà còn giúp nâng cao tác dụng chống ung thư của cisplatin – một loại thuốc hóa trị liệu phổ biến được sử dụng cho những người bị ung thư phổi.
Với việc chứa hàm lượng cao Phloretin, quả lê sẽ là lời khuyên hàng đầu trong top thực phẩm tốt cho người ung thư phổi.
Lê là một trong những loại quả người ung thư phổi nên ăn
Ung thư phổi nên uống trà xanh
Ung thư phổi nên uống gì? Trà xanh sẽ là gợi ý tốt nhất. Theo các nhà nghiên cứu, trà xanh cho tác dụng kép đối với bệnh ung thư phổi.
Cụ thể, các chất theaflavin và epigallocatechin-3-gallate (EGCG) được tìm thấy trong trà xanh có tác dụng tăng tác dụng của thuốc hóa trị cisplatin thường được sử dụng để điều trị ung thư phổi. Theo nghiên cứu này, hiệu quả của cisplatin trong việc loại bỏ tế bào ung thư được tăng lên gấp 7 lần nhờ sự giúp sức của 2 hợp chất trong trà xanh.
Nhưng một lưu ý khi dùng trà xanh là nó cũng chứa caffeine, nên nếu bạn nhạy cảm với chất này thì không nên dùng, và tốt nhất để sử dụng vẫn là trà xanh tươi nguyên chất.
Trà xanh chứa nhiều EGCG tốt cho người bệnh ung thư
>> Xem ngay: 12 Thực phẩm tốt nhất cho phổi nên bổ sung thường xuyên
Cá hồi – thực phẩm tốt cho người ung thư phổi
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tăng cường bổ sung vitamin D tốt cho việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư phổi. Và điều đáng mừng là bạn có thể bổ sung nguồn vitamin D dồi dào có trong cá hồi.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát các tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có chứa đột biến EGFR, để xem vitamin D3 có thể có tác dụng gì. Các tế bào được xử lý bằng 25-hydroxyvitamin D3 – sản phẩm phân hủy của vitamin lưu thông trong máu. Người ta thấy rằng trong môi trường này, vitamin D3 ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi.
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu hay cá trích chứa hàm lượng cao vitamin D, giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như cho người ung thư phổi đã nói ở trên.
Ngoài việc bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cũng có thể tìm kiếm vitamin D cho cơ thể thông qua ánh nắng mặt trời.
Nguồn vitamin D trong cá hồi mang lại nhiều lợi ích chống ung thư
Gừng và trà gừng
Thực phẩm cho người ung thư phổi còn có gừng, hoặc trà gừng. Chúng không chỉ giúp giảm triệu chứng buồn nôn do hóa trị mà còn có thể đóng vai trò lớn hơn đối với những người đang sống với bệnh ung thư phổi.
Gừng có chứa hợp chất 6-shogaol có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của ung thư phổi, giúp hạn chế tình trạng di căn của các tế bào ung thư.
Bằng chứng về lợi ích của gừng đã được ghi nhận trong việc điều trị các tế bào ung thư phổi trong phòng thí nghiệm, và người ta cũng thấy rằng ăn gừng trong chế độ ăn uống làm giảm nguy cơ di căn ung thư phổi ở chuột bị ung thư phổi.
Trong y học, gừng cũng được chứng minh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác, đặc biệt trong các bệnh đau mãn tính.
Gừng cũng là một thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư
>>Xem ngay: Top 7 thực phẩm phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất nên ăn thường xuyên
Nụ bạch hoa
Cây bạch hoa hay bạch hoa xà, bạch tuyết hoa là một cây mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam, cây này cũng được tìm thấy tại Trung Quốc, Ấn Độ, Mã Lai, Nhật Bản, Indonesia… Đông y cho rằng bạch hoa mang lại nhiều công hiệu cho sức khỏe.
Đặc biệt, trong nụ bạch hoa có chứa nhiều hợp chất quercetin, là một chất chống oxy hóa mạnh có thể ức chế sự phát triển của một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, não, máu và tuyến nước bọt.
Quercetin ức chế con đường truyền tín hiệu trong tế bào ung thư phổi cần thiết để tế bào phân chia và nhân lên. Các nghiên cứu trước đó cho thấy ngoài việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, quercetin còn có vai trò trong quá trình chết theo chương trình (apoptosis) của tế bào ung thư.
Các loại thực phẩm khác giàu quercetin bao gồm cỏ dại, hành tím, quả việt quất, táo, trà xanh và đen.
Người bị ung thư phổi nên ăn nụ bạch hoa
Quả mọng tốt cho người bị ung thư phổi
Quả mọng không chỉ là thực phẩm tốt cho người ung thư phổi mà còn cho mọi loại ung thư nói chung. Trong các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây… chứa rất nhiều hợp chất được gọi là anthocyanidins.
Một dạng anthocyanidin được gọi là delphinidin đã tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với những con chuột được cấy tế bào ung thư phổi đột biến EGFR ở người.
Chất delphinidin trong chế độ ăn uống ức chế sự phát triển của các khối u, hạn chế khả năng của các khối u trong việc tạo ra các mạch máu mới, đồng thời kích thích cơ chế tự chết của tế bào ung thư.
Một lợi ích khác của chất anthocyanidins trong các quả mọng là có thể ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Trong khi đó, sự gia tăng các cục máu đông kéo theo gia tăng tỷ lệ tử vong ở người bị ung thư phổi. Vậy nên, có thể thấy, bổ sung quả mọng mang đến nhiều hơn 1 lợi ích đối với bệnh nhân ung thư.
Qủa mọng chứa nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời
>> Xem ngay: Top 5 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất trong tự nhiên
Ung thư phổi nên ăn cà rốt
Thực phẩm tốt cho người ung thư phổi còn có cà rốt, một loại củ vô cùng quen thuộc, phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Cà rốt là một nguồn tuyệt vời của một chất phytochemical được gọi là axit chlorogenic. Trong khi đó axit chlorogenic lại được chứng minh có khả năng phá vỡ đường truyền tín hiệu trong ung thư phổi vốn cần thiết để hình thành mạch máu nuôi dưỡng khối u.
Một điều tuyệt vời nữa trong việc sử dụng cà rốt để hỗ trợ điều trị ung thư phổi là loại thực phẩm này ít bị giảm lượng dưỡng chất trong quá trình chế biến, nấu nướng. Thậm chí, bảo quản cà rốt đã nấu chín trong tủ lạnh trong 1-2 ngày còn có thể làm gia tăng giá trị dinh dưỡng của chúng.
Ngoài cà rốt, hợp chất axit chlorogenic còn được tìm thấy với số lượng đáng kể trong hạt lanh, táo, dâu tây, khoai tây, dứa…
Cà rốt – Món ăn tốt cho người ung thư phổi
Nước ép nho đỏ
Một chùm nho và một ly rượu vang đỏ giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Và ít ai biết rằng, đây cũng là một trong những thực phẩm tốt cho người ung thư phổi.
Resveratrol, một hợp chất trong rượu vang đỏ, đã nhận được rất nhiều sự chú ý trong những năm gần đây, tất nhiên có lý do của nó.
Cụ thể, theo nghiên cứu, Resveratrol không chỉ làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư mà còn có thể giúp các phương pháp điều trị ung thư hoạt động hiệu quả hơn.
Một trong những vấn đề của việc điều trị ung thư phổi là các tế bào ung thư có một tâm trí riêng của chúng. Chúng “thông minh” nếu bạn muốn, và trở nên kháng cự với các phương pháp điều trị được thiết kế để loại bỏ chúng.
Rất may, người ta đã phát hiện ra rằng các hợp chất như resveratrol có thể làm các khối u nhạy cảm với tác dụng của việc điều trị.
Với bệnh ung thư phổi, bổ sung chất dinh dưỡng này có thể giúp cải thiện hiệu quả của các loại thuốc hóa trị liệu thông thường như Taxol (paclitaxel), Platinol (cisplatin) và Iressa (gefitinib).
Còn quá sớm để khuyến nghị sử dụng chất này như một “chất bổ trợ điều trị” nhưng việc bổ sung một ít resveratrol trong chế độ ăn uống của bạn không có khả năng gây hại.
Ngoài nho đỏ, hợp chất resveratrol còn có thể được bổ sung từ quả việt quất hay sô cô la đen. Thay vì dùng riêng lẻ, bạn hoàn toàn có thể kết hợp cùng lúc các thực phẩm này.
Qủa nho hay rượu nho đều tốt cho phổi của bạn ở mức tiêu thụ vừa phải
>> Xem ngay: Ung thư vú không nên ăn gì? Thực phẩm người ung thư vú cần tránh xa
Top 8 món ăn cho người ung thư phổi nêu trên có được từ những nghiên cứu khoa học cụ thể, có cơ sở. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung các loại thực phẩm này mà không lo gây hại cho sức khỏe hay khiến bệnh tình tiến triển thêm.
Dù vậy, với người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân ung thư, chế độ ăn uống vẫn nên có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ, việc tham khảo từ người có chuyên môn luôn thực sự cần thiết, bạn nên ghi nhớ.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh mỗi ngày! Mời bạn tiếp tục theo dõi thông tin sức khỏe hàng đầu tại chuyên mục Review sức khỏe của chúng tôi!
User Review
( vote)