Nội dung chính
Ung thư dạ dày là căn bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 5 và tỷ lệ tử vong thứ 4 trong tất cả các bệnh ung thư trên toàn cầu vào năm 2020 (theo IARC). Theo đó, căn bệnh ung thư nguy hiểm này cướp đi sinh mạng của gần 769.000 người mỗi năm. Cùng tìm hiểu chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân, các giai đoạn và cách phòng ngừa, điều trị bệnh ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là khi các tế bào có cấu trúc bình thường ở dạ dày phát triển một cách bất thường, đột biến và mất kiểm soát, xâm lấn tới các mô ở gần hay xa thông qua hệ thống bạch huyết.
Số liệu thống kê và công bố mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC cho biết, năm 2020, trên toàn thế giới có hơn 1 triệu ca mắc mới ung thư dạ dày, và ước tính có khoảng 769.000 ca tử vong do căn bệnh này.
Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất được ghi nhận ở các quốc gia Đông Á, Đông Âu.
Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày
Tổn thương tiền ung thư
Teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản ruột, nghịch sản… là những tổn thương tiền ung thư phổ biến dễ tiến triển thành ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày do vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một trong những tác nhân hàng đầu gây các bệnh về dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Loại vi khuẩn này gây tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.
Yếu tố di truyền
Nghiên cứu cũng chứng minh ung thư dạ dày có liên quan đến di truyền. Theo đó, tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang còn là khoảng 48%.
Biến chứng sau phẫu thuật dạ dày
Người từng phẫu thuật dạ dày cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày. Bởi vậy, các đối tượng này thường được khuyến cáo nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tiềm soát ung thư sớm.
Bên cạnh đó, yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày còn có tuổi tác, giới tính, thói quen ăn uống, sinh hoạt, béo phì, nhóm máu…
Các nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có mấy giai đoạn?
Các giai đoạn ung thư dạ dày được chia theo thứ tự từ 0-4. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 0 (giai đoạn đầu)
Giai đoạn không hay giai đoạn đầu, giai đoạn sớm ung thư dạ dày là khi tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1
Khi này các tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày, nhưng chưa có tình trạng lây lan sang các cơ quan khác. Các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày cũng chưa biểu hiện ở giai đoạn này.
Giai đoạn 2
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 là khi các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày. Một số biểu hiện của bệnh xuất hiện như: đau bụng, buồn nôn và có xu hướng rõ rệt dần.
Giai đoạn 3
Ung thư dạ dày giai đoạn 3 được xác định khi các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác bên trong cơ thể.
Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối gây ra tỷ lệ tử vong cao, do các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể.
5 giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày
Các dấu hiệu ung thư dạ dày
Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường, hay các triệu chứng của bệnh lý dạ dày thường gặp. Do đó, với bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, bạn cũng nên cảnh giác:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng: Người bị ung thư dạ dày thường có biểu hiện chán ăn, ăn uống không ngon miệng, kèm theo triệu chứng khó nuốt, cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
- Đầy hơi chướng bụng: Đây cũng là một dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường bị bỏ qua. Sau mỗi bữa ăn, người bệnh sẽ có cảm giác bị đầy bụng, buồn nôn, dù ăn no hay ăn ít.
- Ợ chua, ợ nóng: Triệu chứng này cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác. Nhưng bạn cũng không được loại trừ khả năng đó là do ung thư dạ dày. Nếu thấy ợ chua, ợ nóng kèm đau nhâm nhẩm ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm thì nên thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
- Đau bụng dữ dội: Đau bụng 1, 2 lần rồi khỏi là hiện tượng hết sức bình thường. Nhưng nếu tình trạng đau bụng diễn biến theo từng đợt, ngày càng trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn, thuốc giảm đau đôi khi không có tác dụng, tốt nhất, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn chính xác.
- Xuất huyết tiêu hóa: Đây là một triệu chứng nguy hiểm, thường gặp ở người ung thư trực tràng, dạ dày. Hãy đến bệnh viện ngay nếu phát hiện đại tiện phân đen, phân có lẫn máu hay nôn ra máu.
- Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân: Nếu bạn bị sụt cân đột ngột không do ăn kiêng, không do áp dụng phương pháp giảm cân nào khác thì hãy coi chừng, nhiều khả năng bạn đã bị ung thư liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là một dấu hiệu ung thư dạ dày điển hình, khiến trọng lượng cơ thể người bệnh có thể giảm đến 15% trong vòng vài tháng.
Những dấu hiệu thường gặp khi bị ung thư dạ dày
>>Xem thêm: 6 Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường bị bỏ qua
Phương pháp tầm soát ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi. Để phát hiện sớm ung thư dạ dày, cách tốt nhất là tầm soát ung thư. Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày bao gồm:
- Chụp dạ dày cản quang kép: Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, nhưng cũng vì thế độ chính xác thấp và nếu nghi ngờ ung thư sẽ phải tiến hành tiếp các phương pháp khác như nội soi sinh thiết.
- Nội soi dạ dày: Phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày có độ chính xác cao, thậm chí có thể phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Ngày nay, hệ thống máy soi dạ dày ngày càng hiện đại nên các tổn thương rất kín và khu trú vẫn dễ dàng được phát hiện, giúp chẩn đoán ung thư ở giai đoạn rất sớm.
- Các xét nghiệm phát hiện dấu ấn khối u trong máu: Trên thực tế phương pháp này không có ý nghĩa nhiều trong việc tầm soát ung thư dạ dày sớm, mà chủ yếu để theo dõi tái phát ung thư sau điều trị.
Nội soi có thể giúp phát hiện ung thư dạ dày chính xác
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có chữa được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể chữa khỏi khi phát hiện ở giai đoạn sớm, khi mà các khối u còn khu trú tại niêm mạc dạ dày. Nhưng nếu các tế bào ung thư đã di căn thì việc điều trị chỉ để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày thường dựa vào giai đoạn bệnh. Theo đó, có những cách chữa ung thư dạ dày dưới đây:
- Cắt khối u qua nội soi dạ dày.
- Phẫu thuật cắt dạ dày và lấy hạch
- Hóa trị liệu
- Xạ trị
- Liệu pháp miễn dịch
- Điều trị giảm nhẹ
Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày
Cách phòng tránh ung thư dạ dày
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày. Bác sĩ khuyên mọi người nên:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin. Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm đồ ăn nhanh, thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
- Hạn chế rượu bia, thức uống có gas, từ bỏ hoàn toàn thuốc lá.
- Tăng cường luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
- Người mắc bệnh lý lành tính về dạ dày tốt nhất nên điều trị một cách triệt để để tránh tiến triển thành ung thư.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư, đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm có yếu tố di truyền ( người nhà từng mắc bệnh).
Thuốc lá, rượu bia – nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư
>> Xem thêm: Ung thư dạ dày nên ăn gì? Top 5 thực phẩm tốt cho dạ dày
Viên uống hỗ trợ trị đau dạ dày MMSC KOWA Nhật Bản
MMSC KOWA là sản phẩm hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả của Nhật, một sản phẩm cao cấp được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. Để hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh lý về dạ dày, bạn nên sử dụng viên dạ dày MMSC KOWA này.
Công dụng của viên uống MMSC KOWA
- Hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày, làm giảm các triệu chứng một cách hiệu quả.
- Giúp tiêu hóa chất béo và các natri cacbonat axit, làm trung hòa lượng axit có trong dạ dày, giúp giảm đau dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
- Kích thích hoạt động của các enzyme, giúp tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, giảm tình trạng khó tiêu trong dạ dày.
- Hỗ trợ điều trị đảo ngược các chứng ợ nóng, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng…
Viên uống chữa đau dạ dày MMSC KOWA Nhật Bản
>> Xem thêm: Viên uống dạ dày Kowa Nhật Bản review từ người dùng thực tế
Cách sử dụng viên trị đau dạ dày KOWA của Nhật
- Trẻ em từ 8 -15 tuổi: Uống ngày 3 viên, chia làm 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Người lớn ( 15 tuổi trở lên): Uống mỗi ngày 6 viên, chia làm 3 lần, mỗi lần 2 viên.
- Nên uống trước khi ăn khoảng 20-30 phút với nước ấm.
Lưu ý:
- Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
- Hiệu quả sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Link bán: https://aloola.vn/vien-uong-mmsc-kowa-nhat-ban-tri-dau-da-day/
Hotline tư vấn: 0914 844 666
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư dạ dày, một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Từ việc nắm rõ các thông tin về bệnh, bạn sẽ có cách phòng ngừa và phát hiện ung thư dạ dày sớm, từ đó góp phần gia tăng tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe! Cập nhật thêm các tin tức sức khỏe hàng đầu khác tại chuyên mục: REVIEW SỨC KHỎE của chúng tôi!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Review Prilosec OTC 20mg – Viên uống chữa đau dạ dày của Mỹ
- Các loại ung thư phổ biến nhất – Bảng xếp hạng ung thư 2021
- Ung thư đại trực tràng là gì? Yếu tố nguy cơ, cách điều trị
User Review
( votes)