Trang chủ Review Sức Khỏe Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

1341
0
Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 8 trong bảng thống kê các bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới năm 2020 do Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC công bố. Điều nguy hiểm ở căn bệnh này là các dấu hiệu thường mờ nhạt, khó nhận biết. Cùng Reviewtop.vn tìm hiểu chi tiết thông tin về bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là do sự phát triển quá mức kiểm soát của các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) gây nên. Các tế bào này phát triển một cách bất thường, nhanh chóng tạo nên khối u trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung – Căn bệnh vô cùng nguy hiểm ở nữ giới

Con số đáng báo động về tỷ lệ ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 8 trong bảng thống kê các bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới năm 2020 do Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế IARC công bố.

Tính riêng ở nữ, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 4 về số ca mắc lẫn ca tử vong trên toàn thế giới. Cụ thể, ước tính có khoảng 604.000 ca mắc mới và 342.000 ca tử vong do căn bệnh này trên toàn thế giới năm 2020.

Ung thư cổ tử cung cũng là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất ở 23 quốc gia và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở 36 quốc gia. Phần lớn các quốc gia này được tìm thấy ở khu vực lân cận Sahara, Châu Phi, Melanesia, Nam Châu Mỹ và Đông Nam Á.

Tỷ lệ ung thư tại Việt Nam cũng hết sức đáng báo động khi trung bình mỗi ngày có khoảng 14 ca mắc mới, trong đó khoảng 7 ca tử vong.

tỷ lệ ung thư cổ tử cung

Tỷ lệ ung thư cổ tử cung trên thế giới năm 2020 ( Theo IARC)

Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Xuất huyết âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư cổ tử cung, nhưng dấu hiệu này cũng có thể từ một số bệnh liên quan đến sinh lý nữ khác.

Mức độ xuất huyết cũng có thể khác nhau ở mỗi chị em, nhưng điểm chung là không rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Tiết dịch âm đạo bất thường

Nếu bạn thấy dịch âm đạo tiết ra với màu sắc và mùi bất thường như có màu xanh như mủ, màu vàng, lẫn máu, có mùi khó chịu, hãy nghĩ ngay đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung, và hãy thăm khám kịp thời.

Đau, chảy máu sau khi quan hệ

Đau và chảy máu sau khi quan hệ là một hiện tượng bình thường. Nhưng nó sẽ trở nên bất thường và cần xem xét khi tần suất diễn ra thường xuyên, nhiều lần. Bởi nó là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn về vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản, một trong số đó rất có thể là do ung thư cổ tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Bệnh ung thư cổ tử cung có thể gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Các tình trạng thường gặp là trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh nguyệt có màu đen sẫm…

Thay đổi thói quen đi tiểu

Đi tiểu gấp, tiểu thường xuyên cũng là một dấu hiệu ung thư cổ tử cung, thường bị nhầm lẫn với một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu khác như viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

Do đó, nếu các triệu chứng trên kéo dài và tiến triển theo hướng trầm trọng thì hãy thăm khám bác sĩ ngay.

Đau vùng xương chậu

Đau vùng xương chậu cũng là một triệu chứng khả nghi của bệnh ung thư cổ tử cung, thậm chí khi này bệnh đã tiến triển nặng, lan rộng tới xương chậu.

Do đó, nếu thấy xuất hiện các cơn đau ở vùng xương chậu mà không thuộc kỳ kinh, đau khi đi tiểu hay đau khi sex thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư. Đừng chần chừ, hãy đi khám ngay.

Đau lưng

Đau lưng thường nghĩ ngay đến các bệnh liên quan đến xương khớp, nhưng nhiều trường hợp, đó cũng là triệu chứng của ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. Nếu đau lưng lan xương chân, gây sừng phù chân thì khả năng này càng cao.

Thiếu máu

Thiếu máu cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung. Khi thiếu máu, bạn thường cảm giác mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung

10 dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân của bệnh ung thư cổ tử cung

Nhiễm trùng papillomavirus (HPV) chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư cổ tử cung, một số yếu tố nguy cơ khác bao gồm: bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (HIV, Chlamydia Trachomatis), hút thuốc, số lần sinh con cao, sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài…

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Các giai đoạn bệnh có thể diễn biến phức tạp, nhưng về cơ bản, được chia làm 4 giai đoạn từ I đến IV. Số càng cao thì mức độ bệnh càng nghiêm trọng, tế bào ung thư càng lan rộng. Trong 1 giai đoạn, chữ cái xếp trước có nghĩa là giai đoạn thấp hơn.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Có 4 giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư cổ tử cung

>>Xem chi tiết: Các giai đoạn ung thư cổ tử cung tiến triển như thế nào?

Cách chẩn đoán và điều trị

Xét nghiệm Pap thường được áp dụng để phát hiện tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó có thể ngăn chặn các tế bào này phát triển thành ung thư.

Bên cạnh đó, xét nghiệm Pap cũng có thể kết hợp với xét nghiệm HPV, hay một số xét nghiệm chuyên sâu khác như sinh thiết.

Khi người bệnh được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung ( CTC), bác sĩ có thể đánh giá kích thước của khối u và mức độ lây lan của các tế bào ung thư đến đâu thông qua các xét nghiệm dưới đây:

  • Khám phụ khoa (có thể bao gồm khám trực tràng): kiểm tra tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác gần cổ tử cung
  • Nội soi bàng quang: Sử dụng ống soi bàng quang để nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo.
  • Nội soi đại tràng: toàn bộ đại tràng được kiểm tra bằng dụng cụ nội soi

Về phương pháp điều trị, tùy vào từng giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp, thông thường là phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị liệu.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc xin HPV

>>Xem ngay: Vắc xin HPV chích ngừa ung thư cổ tử cung: 10 điều cần biết

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm vắc xin HPV. Loại vắc xin này có độ an toàn cao, có thể chống lại các tác nhân gây ung thư CTC, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục.

Độ tuổi được khuyến cáo tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung là từ 9-26 tuổi.

Ngoài tiêm phòng vắc xin, bạn cũng cần áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc khoa học. Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, sinh hoạt tình dục lành mạnh, ngủ đủ giấc…

Ngoài ra, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư nói chung, hiện nay có dòng sản phẩm Fucoidan rất nổi tiếng trên thị trường. Đây là một bước tiến mới của y học hiện đại, tìm ra một hoạt chất có thể chống lại và kích thích quá trình tự chết của tế bào ung thư, đó là hoạt chất Fucoidan.

Có nhiều sản phẩm FUCOIDAN phòng chống ung thư trên thị trường, đến từ các quốc gia hàng đầu như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Một số sản phẩm hàng đầu bạn có thể tham khảo như: Okinawa Fucoidan Kanehide Bio Nhật Bản, Best Fucoidan 300mg của Mỹ, Fucoidan 3 Plus Nhật Bản…

Okinawa Fucoidan Kanehide Bio Nhật Bản

Okinawa Fucoidan Kanehide Bio Nhật Bản

  • Link tham khảo chi tiết: https://aloola.vn/thuoc-fucoidan/
  • Thông tin liên hệ tư vấn: 0914 844 666
  • Website: https://aloola.vn/

>>Xem thêm: Fucoidan Nhật Bản loại nào tốt và đáng dùng nhất hiện nay?

Hy vọng các thông tin về bệnh ung thư cổ tử cung chúng tôi cung cấp trong bài viết, đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó có cách nhận biết, phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh ung thư cổ tử cung, cũng như bất cứ loại ung thư nào khác, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vì vậy, đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào mà hãy đến khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh nhé.

Tham khảo các bài viết tương tự tại chuyên mục: Review sức khỏe.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh mỗi ngày!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Sending
User Review
0 (0 votes)
Bình luận Facebook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây