Nội dung chính
Tiêm vắc xin HPV hiện là phương pháp hiệu quả nhất phòng ngừa ung thư cổ tử cung được các bác sĩ hàng đầu khuyến nghị cho lứa tuổi từ 9-26. Vậy phương pháp tiêm Vacxin HPV là gì, có tốt không? Tiêm mấy lần, giá bao nhiêu?… Rất nhiều câu hỏi khác liên quan sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết đến bạn trong bài viết này.
Vắc-xin HPV là gì?
Vắc-xin HPV là loại vắc xin dùng để phòng bệnh do virus Papilloma ở người, có tên tiếng Anh là Human Papilloma Virus, viết tắt là HPV. HPV có đến hơn 200 loại virus liên quan, trong đó có hơn 40 loại lây lan qua quan hệ tình dục trực tiếp.
Trong các loại HPV lây lan quan đường tình dục, có hai loại HPV gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và khoảng 10 loại gây ra một số loại ung thư nhất định ở cổ tử cung, hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, hầu họng…
Có những loại vắc xin HPV nào? Hiện tại Việt Nam có 2 loại vắc xin ngăn ngừa nhiễm trùng các loại virus HPV được cấp phép sử dụng là Gardasil® và Cervarix®.
Hai loại trên đều ngăn ngừa nhiễm virus HPV loại 16 và 18, hai loại vi rút HPV hàng đầu gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, với tỷ lệ lên đến 70%, cao hơn nhiều so với một số bệnh ung thư do virus gây ra khác.
Vắc-xin HPV – Liệu pháp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung số 1 hiện nay
>>Xem chi tiết: Các giai đoạn ung thư cổ tử cung tiến triển như thế nào?
Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin HPV?
Vắc xin HPV tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được áp dụng cho các đối tượng dưới đây. Theo khuyến nghị từ Ủy ban Tư vấn về Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ( CDC) của Trung tâm Kiểm Soát và Chủng ngừa (ACIP).
Người ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi
Đây là độ tuổi thích hợp nhất để tiêm ngừa virus HPV, theo khuyến nghị từ nhà sản xuất và đang được áp dụng tại Việt Nam.
Các đối tượng này bất luận chưa hãy đã quan hệ tình dục đều có thể tiêm vắc xin HPV bình thường.
Người lớn từ 27 đến 45 tuổi
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn rằng vacxin HPV được tiêm cho đến tuổi 45, nhưng không phải ai ở trong độ tuổi 27 đến 45 cũng được khuyến nghị tiêm loại vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung này.
Theo đó, Trung tâm Kiểm Soát và Chủng ngừa (ACIP) khuyến nghị các bác sĩ lâm sàng cần thảo luận với người bệnh, cân nhắc xem có nên tiêm vắc-xin HPV hay không, liệu nó có thực sự phù hợp với người đó hay không.
Trên thực tế, tiêm vắc xin HPV ở độ tuổi ngoài 26 được ghi nhận mang lại ít lợi ích hơn, vì hầu hết qua tuổi này, mọi người đã ít nhất một lần tiếp xúc với virus HPV trước đó.
Phụ nữ đang mang thai có tiêm được vắc xin HPV?
Hiện chưa ghi nhận hay có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vắc xin HPV ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc gây hại cho thai nhi. Dù vậy, các bác sĩ vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai tốt nhất nên chờ sau khi sinh xong thì mới chích ngừa ung thư cổ tử cung HPV.
Độ tuổi thích hợp nhất để tiêm vắc xin HPV là từ 9-26 tuổi
Vắc-xin HPV chích ngừa ung thư cổ tử cung mấy lần là đủ?
Số mũi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào độ tuổi, thông thường là từ 2-3 mũi. Cụ thể, trẻ em từ 9- dưới 15 tuổi thường chỉ cần 2 liều tiêm vắc xin HPV là cho hiệu quả bảo vệ hoàn toàn.
Trong khi đó, người từ 15 tuổi trở lên, người có hệ miễn dịch suy yếu thường phải cần đến 3 liều vắc xin để đạt được hiệu lực phòng ngừa tối đa.
Cơ chế hoạt động của vắc xin HPV
Cơ chế hoạt động của vắc xin HPV tương tự như các loại vắc-xin khác, đó là kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể. Các kháng thể này, khi cơ thể có nguy cơ tiếp xúc với các loại virus HPV, chúng sẽ liên kết với virus, ngăn chặn nó lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể.
Các vắc-xin HPV hiện tại dựa trên các vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) được hình thành bởi các thành phần bề mặt của HPV. Các VLP không lây nhiễm vì chúng thiếu ADN của virus.
Tuy nhiên, chúng gần giống với virus tự nhiên và các kháng thể chống lại VLP cũng có hoạt động chống lại virus tự nhiên. Các VLP tạo được mức độ sản xuất kháng thể cao trong cơ thể, do đó làm cho vắc-xin có hiệu quả cao.
Dù vậy, vắc-xin HPV chỉ giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chứ không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục khác, hay có khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng hiện có hoặc bệnh do virus gây ra.
Ung thư cổ tử cung – Căn bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu ở nữ giới
>>Xem ngay: Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung
Tiêm vắc xin chống HPV có tác dụng phụ không?
Chích ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc xin HPV có thể không hoặc có gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình dưới đây:
Phản ứng tại chỗ tiêm, quầng đỏ, đau hoặc sưng;
- Sốt nhẹ;
- Nổi mề đay;
- Đau đầu;
- Mệt mỏi;
- Đau cơ;
- Đau khớp;
- Buồn nôn và nôn;
- Rối loạn dạ dày ruột: đau bụng, tiêu chảy;
- Quá mẫn…
Thông thường các triệu chứng trên sẽ mất đi nhanh chóng, cơ thể trở lại trạng thái bình thường. Nhưng nếu tình trạng kéo dài, có dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tiêm vacxin HPV có tốt không?
Tiêm vắc xin HPV đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Phương pháp này, kết hợp với việc sàng lọc, tầm soát ung thư cổ tử cung giúp nữ giới tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung trên toàn cầu giảm tới 90% khi được tiêm vắc xin HPV.
Không những thế, vắc-xin có thể giúp làm giảm số lần sàng lọc và chăm sóc y tế, sinh thiết và các thủ tục xâm lấn liên quan đến theo dõi sàng lọc các trường hợp cổ tử cung bất thường, do đó giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và lo lắng liên quan đến các thủ tục theo dõi.
Hơn nữa, tiêm vắc-xin HPV được đánh giá là phương pháp an toàn, cho hiệu quả cao, đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Gardasil là loại vắc xin HPV được sử dụng phổ biến hiện nay
Tiêm vắc xin HPV giá bao nhiêu?
Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) thuộc hàng vắc xin hiếm trên thị trường, không phải quốc gia nào cũng đáp ứng được số lượng tiêm phòng cho tất cả người có nhu cầu. Do đó, mức giá tiêm vắc xin HPV cũng thường biến động và có phần khác nhau tại các cơ sở tiêm chủng.
Ngoài ra, giá vắc xin phòng HPV cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại vắc xin được tiêm.
Nhìn chung, giá 1 mũi tiêm vắc-xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung cao hơn các loại vắc xin phòng ngừa bệnh tật khác, ở mức trên 1.700.000 đồng.
Tiêm vắc xin HPV ở đâu tốt nhất?
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở, bệnh viện áp dụng gói tiêm phòng vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung HPV, có thể kể đến như: Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam VNVC, trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, phòng tiêm chủng SAFPO, bệnh viên Vinmec, bệnh viện phụ sản Hà Nội,…
Trên đây là những thông tin cơ bản về vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV. Tiêm Vắc xin HPV hiện là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Do đó, lời khuyên là phụ nữ từ 9-26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này, kết hợp với thăm khám tầm soát ung thư tại các cơ sở, bệnh viện uy tín.
Trung tâm VNVC – địa chỉ tin cậy để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Ngoài ra, chị em cũng có thể bổ sung thêm các sản phẩm Fucoidan phòng ngừa ung thư hàng đầu hiện nay, theo link tham khảo dưới đây:
- Link bán: https://aloola.vn/thuoc-fucoidan/
- Hotline tư vấn: 0914 844 666
Xem các bài viết sức khỏe liên quan tại chuyên mục: REVIEW SỨC KHỎE!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- 10 Cách phòng chống ung thư vú hiệu quả ai cũng nên biết
- Top 7 thực phẩm phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất nên ăn thường xuyên
- 9 Thực phẩm tốt cho đại tràng giúp ngừa ung thư đại tràng
User Review
( votes)