Nội dung chính
Theo số liệu thống kê tỷ lệ những người mắc chứng bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao. Đây là một bệnh lý mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bài viết sau đây sẽ bật mí tất tần tật những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, đây là căn bệnh xảy ra khi lượng đường (glucose) trong máu của con người tăng cao hơn so với bình thường.
Căn bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở cả nam và nữ, ở cả lứa tuổi thanh thiếu niên, người trưởng thành và người cao tuổi.
Tình hình bệnh tiểu đường tại Việt Nam
Phân loại các chứng bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là bệnh gây ra bởi sự bất thường của tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết hormon insulin hoặc không tiết ra insulin gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đái tháo đường tuýp 1 là do di truyền kết hợp với các tác nhân môi trường.
Căn bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em và những người dưới 20 tuổi, chiếm khoảng 5-10% trong tổng số người bị đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi, chiếm khoảng 90-95% tổng số bệnh nhân bị tiểu đường.
Nguyên nhân dẫn đến hình thành tiểu đường tuýp 2 là do tế bào của cơ thể đề kháng lại với sự hiện diện của insulin cũng như hoạt động của tuyến tụy, khiến cho lượng đường trong máu không thể được hấp thụ, dẫn đến sự dư thừa quá mức.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường gặp đối với các chị em đang mang thai và sẽ hết ngay sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ: trong giai đoạn mang thai, nhau thai tạo ra các kích tố giúp duy trì thai kỳ, nhưng các kích tố này sẽ làm cho các tế bào kháng insulin, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này thì sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên dẫn đến bị tiểu đường thai kỳ.
Phân loại các chứng bệnh tiểu đường thường gặp
Xem thêm >>> 4 Cách trị bệnh tiểu đường tại nhà hiệu quả và an toàn nhất
Những triệu chứng của bệnh tiểu đường
Những triệu chứng dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người bệnh là khác nhau, người bệnh thường sẽ thấy: bị sụt cân, nhìn mờ, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên,thường bị đói và khát, các vết loét không lành,…
Riêng với bệnh nhân là nữ giới sẽ có thêm các triệu chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm men ở đường sinh dục, da khô và ngứa.
Còn đối với nam giới, triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp là giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, yếu cơ.
Đối với chứng tiểu đường thai kỳ, chị em phụ nữ sẽ thường bị khát nước hoặc đi tiểu nhiều hơn. Các triệu chứng ở đối tượng này thường không rõ ràng, mà chỉ được phát hiện bệnh thông qua việc xét nghiệm đường huyết từ khoảng tuần 24-28 của thai kỳ.
Những triệu chứng nhận biết căn bệnh đái tháo đường
Click ngay >>> 17 dấu hiệu bệnh tiểu đường nguy hiểm nhiều người không biết
Biến chứng bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Bởi lượng đường trong máu cao sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Tổn thương, suy giảm thị lực, bệnh võng mạc.
- Có nguy cơ cao mắc phải những chứng bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
- Bị tổn thương thần kinh: người bệnh thường gặp phải tình trạng ngứa, tê hoặc đau đầu ngón tay, ngón chân, lâu dần sẽ bị mất cảm giảm.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: gây ra tình trạng môn nửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Bệnh Alzheimer: người bị tiểu đường tuýp 2 sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với người bình thường.
- Khi mắc tiểu đường có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các chức năng của thận, trường hợp nặng bệnh nhân có thể sẽ bị suy thận.
Riêng đối với tiểu đường thai kỳ, các biến chứng thường gặp có thể kể đến như:
- Thai phụ sẽ gặp các triệu chứng như huyết áp cao, sưng chân, dư protein trong nước tiểu, dễ mắc tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo và về già có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2.
- Thai nhi sẽ phát triển nhanh hơn sơ với tuổi, có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 khi lớn và có nguy cơ bị tử vong.
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có chữa được không? Trên thực tế, căn bệnh này không thể chữa khỏi, mà các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng, giúp người bệnh có một đời sống bình thường.
Một số những cách giảm đường huyết, phòng ngừa những biến chứng do tiểu đường gây ra có thể kể đến như:
Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống
Có thể khẳng định rằng chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kiểm soát đường huyết,ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra.
Những loại thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường có thể kể đến như:
- Nhóm đường bột: các loại gạo hữu cơ, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Nhóm chất béo đường: dầu đậu nành, dầu cá, mỡ cá, oliu, vừng,…
- Nhóm thịt cá: ăn cá, thịt nạc, thịt bỏ mỡ bỏ da, …
- Nhóm rau củ: ăn nhiều các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh,…
- Nhóm các loại rau củ ít ngọt như ổi, bưởi, táo, thanh long, cam, dâu tây…
- Các loại hạt như hạt chia, hạt đậu, hạt lanh,…
- Một số các loại thực phẩm khác như trứng, nghệ, quế, quả hạch, sữa chua ít đường, giấm táo, tỏi…
Người bị tiểu đường nên bổ sung rau xanh và trái cây ít ngọt
Click xem ngay >>> 10 Thực phẩm tốt cho người tiểu đường nên bổ sung hàng ngày
Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị tiểu đường nên tránh các loại thực phẩm như:
- Hạn chế dùng gạo trắng, miến, bánh mì, bột sắn dây, các loại củ nướng,…
- Thịt mỡ, ngũ tạng động vật, da của gia cầm,…
- Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, mứt, siro, hoa quả sấy khô, các loại nước có ga,…
- Kiêng các loại hoa quả ngọt như dưa hấu, na, nhãn, xoài, mít,…
Cách trị bệnh tiểu đường bằng việc vận động
Tập luyện thể dục thể thao là một trong những cách trị bệnh tiểu đường hiệu quả, giúp kiểm soát cân nặng, thúc đẩy glucose trong máu được đưa vào tế bào để trở thành năng lượng và làm giảm lượng đường trong máu.
Để kiểm soát giảm đường huyết trong máu, người bệnh có thể thực hiện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
Bệnh nhân tiểu đường nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
Chữa bệnh tiểu đường bằng thảo dược
Một trong những cách chữa bệnh tiểu đường là dùng các loại thảo dược giúp kiểm soát và ổn định đường huyết trong máu như dây thìa canh, nấm lim xanh, quế chi, khổ qua rừng, cam thảo đất, dâu tằm trắng, giảo cổ lam,…cụ thể là:
Dùng dây thìa canh giảm đường huyết
Dây thìa canh có chứa thành phần acid gymnemic có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa đường, ức chế hấp thụ glucose ở ruột, giảm cholesterol, ổn định đường huyết trong máu.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Lá dây thìa canh đem phơi hoặc sấy khô, rồi nghiền thành bột mịn.
- Mỗi ngày dùng 10g bột thìa canh nấu với 2 lít nước, uống sau khi ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng.
Dùng khổ qua rừng để giảm đường huyết
Khổ qua rừng có chứa hoạt chất charantin giúp làm giảm lượng đường trong máu và vicine, polypeptide-p có vai trò tương tự như insulin, không những thế còn giúp ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường.
Cách dùng: dùng khổ qua rừng khô nấu với nước và uống hàng ngày.
Một số thảo dược giúp giảm đường huyết tốt cho bệnh tiểu đường
Cách giảm đường huyết bằng thực phẩm chức năng
Một trong những cách giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh tiểu đường.
Để chọn mua các loại TPCN hỗ trợ tiểu đường bạn cần chú ý:
- Thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ.
- Nên chọn các sản phẩm được bào chế từ các thành phần tự nhiên, lành tính.
- Chọn mua sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn của bệnh tiểu đường.
- Mua thực phẩm chức năng trị tiểu đường tại những địa chỉ kinh doanh uy tín.
- Đọc kỹ hướng dẫn và sử dụng theo đúng liều lượng được chỉ định.
Hiện nay ở trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường được sản xuất bởi những thương hiệu hàng đầu của Pháp, Mỹ, Nhật,… mà bạn có thể tìm mua và sử dụng như:
- Viên uống dây thìa canh DHC của Nhật Bản
- Salacia ET Extract Granule của Nhật Bản giúp phòng ngừa nguy cơ bị tăng đường huyết.
- Blood Sugar Control của Mỹ hộp 60 viên: ổn định đường huyết
- Blood Sugar Specifics của Puritan Pride Mỹ: giảm đường huyết, ngăn ngừa biến chứng của tiểu đường.
Tham khảo các loại thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách click ngay mục HỖ TRỢ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG.
Xem chi tiết >>> Review Top 5 thực phẩm chức năng trị tiểu đường tốt nhất hiện nay
Kết luận
Hy vọng với những thông tin xoay quanh bệnh tiểu đường mà Reviewtop.vn đã bật mí ở trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn để có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Chúc bạn mạnh khỏe.
Chọn mục REVIEW SỨC KHỎE để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
Xem thêm:
- 8 Cách hạ đường huyết tại nhà nhanh chóng và hiệu quả nhất
- 5 loại rau giúp kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
- Review viên uống hỗ trợ tiểu đường Tokaijyo Nhật Bản 170v
User Review
( votes)