Nội dung chính
Cùng với Covid 19, cúm A cũng là một trong những mối đe dọa sức khỏe được Bộ Y tế khuyến cáo đến người dân thời gian gần đây. Triệu chứng của cúm A có thể khiến bạn nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, nhưng nếu không có cách điều trị hợp lý, bệnh tình có thể diễn biến nặng hơn, đe dọa đến tính mạng. Vậy cúm A là gì? Cúm A nguy hiểm đến mức nào? Triệu chứng để nhận biết bạn đang mắc cúm A? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Cúm A là gì?
Cúm A là một loại cúm mùa, cũng như cúm B, C, nó là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp. Cúm A rất dễ lây lan qua đường hô hấp, chủ yếu thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Thậm chí, do dễ lây lan, bạn cũng có thể nhiễm cúm A sau khi dùng tay tiếp xúc với bề mặt, vật thể có virus, sau đó lại đưa tay sờ vào miệng hoặc mũi.
Cúm A có thể gây nên đại dịch nghiêm trọng trên diện rộng, trường hợp nhẹ người bệnh không có nhiều triệu chứng và sẽ tự khỏi trong vài ngày. Nhưng cũng có không ít trường hợp cúm A diễn biến nặng đe dọa đến tính mạng, dẫn đến tử vong.
Sở dĩ cúm A dễ lây lan và thường diễn biến thành dịch cúm mùa diện rộng vì vi rút cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm tạo ra các chủng mới từ mùa cúm này sang mùa cúm khác.
Các chủng vi rút cúm A phổ biến hiện nay là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.
Vi rút cúm A rất dễ lây lan, diễn biến thành dịch
Xem ngay: 13 cách phòng tránh cảm lạnh vào mùa đông hiệu quả nhất
Cúm A có nguy hiểm không?
Cúm A là loại nguy hiểm nhất với nhiều chủng gây bệnh, dễ lây lan, dễ tạo ra các chủng mới. Thông thường người bị cúm A có thể tự nghỉ ngơi, chăm sóc, điều trị tại nhà và sẽ tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Nhưng cũng có những trường hợp cúm A gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
- Người đang mắc các bệnh lý mãn tính, đặc biệt là bệnh về tim mạch, hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng do cúm A gây nên.
- Phụ nữ mang thai: Thời gian mang thai hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm, nội tiết tố cũng thay đổi. Cơ thể rất dễ bị tấn công bởi các vi rút, vi khuẩn gây bệnh, trong đó có vi rút cúm A. Không chỉ dễ nhiễm vi rút mà còn dễ diễn biến nặng lên do những hạn chế về tình trạng sức khỏe như đã nói ở trên.
- Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi: Đây là những đối tượng có sức đề kháng kém, nguy cơ mắc bệnh và gặp các biến chứng khi mắc bệnh cao hơn người thường.
Cúm A có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Một số biến chứng nguy hiểm của cúm A
- Viêm phổi nặng
- Tổn thương gan
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang
- Viêm nhiễm đường tiết niệu
- Phù não
- Sảy thai, dị tật thai nhi
- Suy đa tạng dẫn đến tử vong
Xem thêm: Immuno Care – Cốm tăng sức đề kháng cho bé mùa dịch
Triệu chứng của cúm A
Triệu chứng của cúm A có thể xuất hiện đột ngột. Bạn có thể nhận biết nhiễm cúm A thông qua các dấu hiệu điển hình như: Ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể.
Người bệnh có thể tự khỏi sau thời gian nghỉ ngơi tại nhà, nhưng nếu không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tới bệnh viện để khám và được điều trị đúng cách, tránh những biến chứng nghiêm trọng, nhất là đối với những đối tượng như đã đề cập ở trên.
Những triệu chứng điển hình khi bị nhiễm cúm A
Phân biệt triệu chứng cúm A với cúm thông thường:
Triệu chứng cúm thường:
- Chảy nước mũi.
- Hắt hơi nhiều có khi liên tục.
- Nghẹt mũi, sổ mũi.
- Đau đầu.
- Ho kèm sốt nhẹ.
- Người mệt mỏi, nhức cơ nhẹ.
Triệu chứng cúm A:
- Ho, khó thở
- Đau đầu, mệt mỏi, đau nhức xương
- Sưng hạch hầu họng, viêm, đau nhức vòm họng.
- Sốt cao trên 38.5 độ
- Tê bì chân tay
- Buồn nôn.
Phân biệt triệu chứng cúm A với sốt xuất huyết và Covid_19
Phương pháp điều trị cúm A
Người nhiễm virus cúm A nên nghỉ ngơi ở nhà, tránh tiếp xúc với nhiều người và uống nhiều nước. Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Trong trường hợp cần đến thuốc điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc kháng vi rút để chống nhiễm trùng như: Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir (Relenza), Feramivir (Rapivab)
Sử dụng thuốc điều trị cúm A giúp giảm tình trạng vi rút lây lan từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm của vi rút. Thuốc đem lại hiệu quả cao nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như nôn, buồn nôn. Trường hợp gặp phải tác dụng phụ hoặc tình trạng sức khỏe diễn biến xấu đi, cần ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra, điều trị bằng thuốc không kê đơn cũng có thể làm giảm các triệu chứng cúm. Nhưng quan trọng là người bệnh cần uống nhiều nước và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Người bệnh cũng nên cố gắng nghỉ ngơi nhiều, tắm bằng nước ấm, mặc quần áo nhẹ nhàng, thông thoáng để giảm nhiệt độ cho cơ thể.
Tamiflu là thuốc phổ biến để điều trị cúm A
Cách phòng ngừa bệnh cúm A
Để phòng ngừa cúm A, bạn cần thực hiện theo các khuyến cao dưới đây của Bộ Y tế:
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tránh tập trung nơi đông người. Đặc biệt tránh tiếp xúc với người bệnh mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm A.
- Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm A như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và xác định bệnh, từ đó có cách điều trị và phòng ngừa lây nhiễm kịp thời, hiệu quả.
- Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Và cách tốt nhất đó là tiêm vắc xin phòng cúm A đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt đối với những người có nguy cơ nhiễm vi rút cúm A cao, cần đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ trước mùa dịch.
Bảo vệ sức khỏe của mình và người thân bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài
Xem ngay: Tinh dầu tỏi Bạch Dương Organic – Kháng sinh tự nhiên tuyệt vời cho mùa dịch
Người từng bị cúm A rồi có bị lại không?
Người từng bị nhiễm cúm A vẫn hoàn toàn có thể bị tái nhiễm loại vi rút này. Điều này cũng đúng với các chủng vi rút cúm nói chung.
Nguyên nhân là sau mỗi lần nhiễm vi rút, khả năng miễn dịch của người bệnh có phần kém đi. Nên khi khỏi rồi mà tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì vẫn có khả năng bị nhiễm vi rút cúm trở lại.
Ngoài ra, như đã nói, virus cúm A có khả năng thay đổi và phân nhóm tạo ra các chủng mới mỗi năm. Do đó, các chủng mới dễ dàng tấn công và đe dọa đến sức khỏe người bệnh bất cứ thời điểm nào. Việc tiêm vắc xin trong quá khứ có thể sẽ không cho hiệu quả phòng ngừa đối với chủng mới xuất hiện.
Vắc xin phòng cúm A gồm những loại nào?
Hiện tại Việt Nam có 3 loại vắc xin phòng ngừa cúm A được cấp phép lưu hành là: Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp)
Trên đây là những thông tin tổng quan về cúm A – một trong những loại cúm mùa nguy hiểm nhất hiện nay. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có cách phòng ngừa hiệu quả nhé.
Xem thêm các tin tức Sức khỏe hàng đầu khác tại đây: https://reviewtop.vn/review-suc-khoe/
User Review
( votes)