Trang chủ Review Sức Khỏe 12 Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, bổ sung thêm 3 triệu...

12 Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, bổ sung thêm 3 triệu chứng nghiêm trọng

559
0
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Từ ngày 23/7/2022, bệnh đậu mùa khỉ đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, đây cũng chính là mức cảnh báo cao nhất của WHO. Tại Việt Nam, dù chưa ghi nhận ca bệnh nhưng nguy cơ xuất hiện ca bệnh trong thời gian tới là rất cao, khi các nước liền kề như Thái Lan, Campuchia đã ghi nhận có người nhiễm. Dưới đây là những triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ bạn cần biết. Đặc biệt trong đó có 3 triệu chứng nghiêm trọng mới được các nhà nghiên cứu bổ sung vào danh sách.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một bệnh gây ra bởi vi rút đậu mùa khỉ. Sở dĩ nó có cái tên như vậy vì loại vi rút này lần đầu tiên được phát hiện trên đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 1958. Trong khi ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trên người được ghi nhận tại Cộng hòa Dân chủ Công gô vào năm 1970. Sau đó, loại bệnh này lưu hành chủ yếu ở khu vực Trung và Tây Phi.

Từ đầu năm 2022 đến đầu tháng 7/2022, bệnh đậu mùa khỉ đã trở nên phổ biến tại khu vực châu Âu và châu Mỹ, với số liệu ghi nhận khoảng 16.000 ca mắc tại 75 quốc gia, trong đó có 5 ca tử vong. Hiện tại một số nước châu Á cũng đã ghi nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ như: Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trước diễn biến phức tạp của bệnh, từ ngày 23/7/2022, WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ – mức cảnh báo cao nhất. Cập nhật mới nhất ngày 04/08, số ca tử vong do bệnh đậu mùa khỉ đã vượt hơn 10 ca. Trong khi số nước xuất hiện ca nhiễm vẫn đang mở rộng.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ do vi rút đậu mùa khỉ gây ra

Xem thêm: Cúm A là gì? Cúm A có nguy hiểm không?

Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Các triệu chứng chính của bệnh đậu mùa khỉ do các chuyên gia tại Cơ quan An ninh Y tế Vương Quốc Anh cảnh báo dưới đây bạn cần nắm rõ. Chúng bao gồm:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Đau lưng
  • Ớn lạnh
  • Kiệt sức
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Phát ban, tổn thương da

Các triệu chứng phổ biến này thường có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Nhưng cũng có thể diễn biến nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ gây phát ban, tổn thương da

Đặc biệt, một nghiên cứu mới đã mở rộng danh sách các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, bao gồm 3 triệu chứng nghiêm trọng hơn. Đó là:

  • Tổn thương bộ phận sinh dục đơn lẻ
  • Vết loét trên miệng.
  • Vết loét hậu môn.

Triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đậu mùa khỉ

Vết loét trên miệng có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh đậu mùa khỉ

Điều đáng nói là những triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ nghiêm trọng này rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh nhiễm trùng lây nhiễm qua đường tình dục. Theo các nhà nghiên cứu, việc chẩn đoán sai có thể làm chậm phát hiện bệnh và cản trở nỗ lực kiểm soát sự lây lan của vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ.

Với những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng do bệnh đậu mùa khỉ gây ra như trẻ em, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, cần hết sức lưu ý đến các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ để có cách xử lý kịp thời.

Thông thường, thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ là từ 6-13 ngày, cũng có khi dao động từ 5-21 ngày. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến khi tất cả các lớp vảy trên các vị trí phát ban bong tróc hết là thời gian mà người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác.

Xem thêm: Cốm Immuno Care giúp tăng sức đề kháng cho bé mùa dịch

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào?

  • Việc tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể, giọt bắn từ đường hô hấp, vết thương trên da hay niêm mạc của người bệnh hay động vật mắc bệnh đều có thể làm lây nhiễm trực tiếp bệnh đậu mùa khỉ.

phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Việc tiếp xúc trực tiếp với người hay động vật mắc bệnh đậu mùa khỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Một đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khác là tiếp xúc các vật dụng hoặc tiếp xúc với các tổn thương da của người đang mắc bệnh đậu mùa khỉ. Hay ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh cũng giúp làm tăng nguy cơ cao mắc đậu mùa khỉ.
  • Bên cạnh đó, bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, dẫn đến trẻ bị mắc bệnh đậu mùa  khỉ bẩm sinh. Trẻ sau sinh thường xuyên tiếp xúc gần với mẹ cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Vậy bệnh đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục không? Mặc dù tiếp xúc gần là một yếu tố nguy cơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ, nhưng theo các chuyên gia, hiện vẫn chưa thể kết luận được việc bệnh đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục hay không. Điều này cần thêm các nghiên cứu để có được kết luận chính xác.

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ thấp hơn rất nhiều so với Covid-19 và Cúm A (khoảng 3-6%), nhưng đây vẫn là một căn bệnh nguy hiểm, vì lây lan rất nhanh và hiện đã ghi nhận biến chủng mới. Trẻ em được nhận định sẽ là đối tượng dễ tổn thương nhất bởi dịch đậu mùa khỉ.

Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau:

  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm mô não
  • Viêm phế quản phổi
  • Nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực
  • Tình trạng tổn thương trên da trở nên trầm trọng, khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Hiện chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị bệnh đậu mùa khỉ. Nhưng nếu bạn không may mắc bệnh cũng không quá lo lắng, vì nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Hiện cũng có một số loại thuốc có hoạt tính chống lại virus đậu mùa khỉ và được cho là có thể điều trị đậu mùa khỉ như: Cidofovir, Tecovirimat, Brincidofovir (CMX001)… Dù vậy, hiện chưa có loại thuốc nào được nghiên cứu hoặc sử dụng trong các vùng dịch để điều trị bệnh đậu mùa khỉ.

phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Khuyến cáo phòng bệnh đậu mùa khỉ từ Bộ Y tế

Xem ngay: Tinh dầu tỏi Bạch Dương Organic – Kháng sinh tự nhiên tuyệt vời cho mùa dịch

Một số biện pháp phòng bệnh:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ đến 80% (hiện chưa có vắc xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ)
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, thức ăn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus đậu mùa khỉ.
  • Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, hoặc nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ cần được cách ly để khám và có được kết luận chính xác, tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh có chứa cồn, đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin về bệnh đậu mùa khỉ để có cách phòng tránh hiệu quả.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh đậu mùa khỉ, đặc biệt là các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Dù chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nguy cơ trong tương lai vẫn rất cao, do đó, phòng ngừa vẫn là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Vì vậy, hãy luôn tuân thủ các khuyến cáo, chỉ dẫn từ Bộ Y tế nhé!

Sending
User Review
5 (1 vote)
Bình luận Facebook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây