Nội dung chính
Nhiều người cho rằng bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu rất giống nhau, không biết phân biệt bằng cách nào, đặc biệt là triệu chứng phát ban, mụn nước. Reviewtop.vn hôm nay sẽ giúp bạn chỉ ra 5 dấu hiệu nhận biết giữa bệnh đậu mùa khỉ và bệnh thủy đậu.
Việc bệnh đậu mùa khỉ được Tổ chức Y tế thế giới ban bố thành tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu vào ngày 23/7/2022 đã dẫy lên không ít lo lắng đối với người dân tại nhiều quốc gia. Việt Nam dù tính đến ngày 05/08/2022 chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ nào nhưng sự quan tâm của cộng đồng về căn bệnh này vẫn rất lớn. Thực tế thì nguy cơ có ca nhiễm và bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở các quốc gia vẫn rất cao, khi mà hiện đã ghi nhận trên 80 quốc gia có người nhiễm căn bệnh do vi rút gây ra này.
Điều đáng nói là dù không có mối liên hệ nào với bệnh thủy đậu, nhưng nhiều triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ lại rất giống với bệnh thủy đậu như: sốt, cảm, phát ban, bọng nước trên da, đau nhức, mệt mỏi… Điều này càng khiến nhiều người hoang mang không biết làm sao để phân biệt được giữa 2 bệnh để không nhầm lẫn.
Dưới đây là những cách để phân biệt giữa bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu được các chuyên gia y tế đưa ra.
Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu bằng cách nào?
Xem ngay: Bệnh cúm A nguy hiểm đến mức nào?
Virus gây bệnh đậu mùa khi và thủy đậu là khác nhau
Điểm khác nhau đầu tiên giữa bệnh thủy đậu và đậu mùa khỉ là loại vi rút gây bệnh. Đây đều là 2 căn bệnh do virus gây nên nhưng là 2 loại virus khác nhau:
- Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên, nó thuộc họ Herpesviruses. Herpes là một họ vi rút lớn thường gây bệnh ở cả người và động vật. Đặc trưng của họ virus này là khả năng gây nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc định kỳ, do đó nó có tên là Herpes (theo nghĩa gốc Hy Lạp là “leo”).
- Trong khi đó, bệnh đậu mùa khỉ gây nên bởi vi rút đậu mùa khỉ, thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Chúng không hề liên quan đến Varicella Zoster virus gây bệnh thủy đậu. Vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ chính là anh em họ của bệnh đậu mùa. Sở dĩ có tên là virus đậu mùa khỉ vì nó được phát hiện lần đầu tiên trên những con khỉ được nuôi để nghiên cứu tại Đan Mạch vào năm 1958.
Virus gây ra hai bệnh không có mối liên quan đến nhau
Dấu hiệu tổn thương da là khác nhau
Bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu đều có triệu chứng điển hình là gây phát ban và hình thành các mụn nước, bóng nước nhỏ trên da. Nhưng nếu để ý, sẽ có cách để phân biệt giữa chúng, đó là dựa vào loại phát ban và sự phân bố của phát ban trên da.
Đầu tiên, nếu như bệnh thủy đậu thường chỉ ảnh hưởng đến một phần của cơ thể thì bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Các tổn thương do bệnh đậu mùa khỉ gây ra mang tính đồng bộ, chúng trong giống nhau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Ngoài ra, tổn thương da do virus đậu mùa khỉ gây ra thường có các hạch bạch huyết sưng lên có màu trắng, nhưng nếu bị thủy đậu sẽ không sưng hạch bạch huyết và thường có màu đỏ.
Ngoài ra, các mụn nước hay bóng nước ở bệnh đậu mùa khỉ thường từ mặt lan ra cơ thể, để lại vết sẹo sâu thì bóng nước do thủy đậu gây ra lại từ thân lan ra và để lại vết sẹo nông.
Đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết có màu trắng
Xem ngay: Chuyên gia bổ sung thêm 3 triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đậu mùa khỉ
Mức độ nặng, lây lan và cách chẩn đoán bệnh
Sự lây lan, mức độ nặng lên của bệnh và phương pháp chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu cũng khác nhau.
Sự lây truyền bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu
Đối với bệnh thủy đậu:
- Bệnh dễ dàng lây lan từ người mắc bệnh thủy đậu sang những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa từng tiêm phòng thủy đậu.
- 90% những người gần gũi với người mắc bệnh thủy đậu mà không được miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
- Virus thủy đậu chủ yếu lây lan thông qua tiếp xúc gần gũi với người đang bị bệnh thủy đậu.
- Một người đã được tiêm ngừa hoặc đã từng mắc bệnh thủy đậu thì hiếm khi bị tái nhiễm. Trường hợp bị nhiễm lại thì các triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn.
Đối với bệnh đậu mùa khỉ:
- Đường lây lan bệnh đậu mùa khỉ phức tạp hơn. Nó có thể lây từ động vật sang người qua vết cắn, vết xước khi động vật đó bị nhiễm bệnh, hoặc khi tiếp xúc với động vật hoang giã, sử dụng các sản phẩm làm từ động vật bị nhiễm đậu mùa khỉ.
- Vi rút đậu mùa khỉ cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc sau sinh do thường xuyên tiếp xúc gần.
- Người chưa bị nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể, vết loét trên người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng của người bệnh cũng có nguy cơ cao nhiễm virus đậu mùa khỉ.
Tình trạng phát ban cũng khác nhau
Xem thêm: 20 cách chữa bệnh giời leo hiệu quả nhất không để lại sẹo
Tỷ lệ tử vong và phương pháp chẩn đoán bệnh
- Phương pháp chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ là thông qua thực hiện PCR Monkeypox virus từ sang thương. Tỷ lệ tử vong là khoảng 3-6%.
- Trong khi đó, việc chẩn đoán bệnh thủy đậu được thực hiện qua PCR VZR từ sang thương bóng nước, mức độ lây lan ít, tỉ lệ tử vong thấp.
Một số triệu chứng khác của bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu
Ngoài các cách phân biệt trên, bạn cũng có thể phân biệt giữa đậu mùa khỉ và thủy đậu thông qua triệu chứng sốt và thời gian ủ bệnh. Cụ thể:
- Bệnh đậu mùa khỉ gây sốt và phát ban từ 1-5 ngày trong khi ở bệnh thủy đậu xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi sốt.
- Thông thường, thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ là từ 6-13 ngày, cũng có khi giao động từ 5-21 ngày. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh thủy đậu là khoảng 4-7 ngày.
Như vậy, dù có nhiều triệu chứng giống nhau nhưng vẫn có cách phân biệt giữa bệnh đậu mùa khỉ và thủy đậu. Mặc dù đậu mùa khỉ đang có diễn biến khá phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng người dân cũng không cần quá hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan. Hãy luôn theo dõi, cập nhật tin tức từ các nguồn chính thống và tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về căn bệnh này.
Luôn tuân thủ nghiêm túc khuyến cáo phòng bệnh từ Bộ Y tế
Theo dõi các tin tức sức khỏe hàng đầu khác được chúng tôi cập nhật liên tục tại chuyên mục Review sức khỏe. Chúc bạn vui khỏe mỗi ngày!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Cốm Immuno Care giúp tăng sức đề kháng cho bé mùa dịch
- Tinh dầu tỏi Bạch Dương – Kháng sinh tự nhiên cho cả nhà
- 13 cách phòng tránh cảm lạnh vào mùa đông hiệu quả nhất
User Review
( vote)