Trang chủ Kỹ Năng Sống Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Cúng ngày giờ nào...

Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Cúng ngày giờ nào đẹp?

363
0
Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì? Cúng ngày giờ nào đẹp?

Rằm tháng 7 được xem là một trong những ngày Rằm quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cúng Rằm tháng 7 để dâng lên trời Phật, gia tiên để tỏ lòng biết ơn, thành kính. Ngoài ra còn cúng cho các chúng sinh, cô hồn đang vất vưởng trên dương gian sớm ngày được siêu thoát. Vậy sắm mâm cúng Rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì, nên cúng ngày, giờ nào đẹp, văn khấn cụ thể ra sao. Thông tin đầy đủ, chi tiết nhất sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

Trên thực tế, mâm cúng Rằm tháng 7 miền Bắc, miền Trung hay miền Nam không phải hoàn toàn giống nhau, kể cả cùng một vùng miền cũng có những điểm khác. Nhưng về cơ bản, hướng dẫn dưới đây bạn có thể áp dụng cho bất cứ gia đình nào, vùng miền nào.

Mâm lễ Phật cúng chay

Mâm cúng Rằm tháng 7 chay thường là để cúng Phật. Theo đó, tất cả các món đều là món chay, ý muốn phát triển tâm từ bi, không sát sinh như trong quan niệm của Phật giáo. Thông thường, mâm lễ Phật trong Rằm tháng 7 sẽ có những món sau:

  • Xôi (xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi vò hạt sen)
  • Nem chay hoặc nem nấm
  • Canh rau củ hoặc canh nấm
  • Đậu hũ non sốt nấm
  • Và có thể thêm vài món khác tùy sở thích, điều kiện của từng gia chủ.

Mâm cúng Rằm tháng 7 chay để cúng Phật

Hình ảnh mâm cúng Rằm tháng 7 – Mâm chay cúng Phật (tham khảo)

Mâm lễ cúng gia tiên Rằm tháng 7

Mâm lễ cúng gia tiên Rằm tháng 7 là một mâm mặn cúng trong nhà thể hiện lòng biết ơn, thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên đã khuất. Không cần quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ, tươm tất, sạch sẽ.

Mâm cúng Rằm tháng 7 trong nhà cho gia tiên thông thường phải có các món mặn như: Xôi, gà luộc, chả lụa, cơm, canh, gỏi… Bên cạnh đó phải có thêm một đĩa hoa quả, bình hoa cúng, nhang đèn. Vàng mã và một số vật dụng khác cho người cõi âm cũng cần được gia chủ chuẩn bị cẩn thận cho mâm cúng này.

mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7

Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 là mâm đồ mặn đặt trong nhà

Xem thêm: 10 lưu ý quan trọng khi cúng ông Công ông Táo

Mâm cúng Rằm tháng 7 ngoài trời cho chúng sinh

Tháng 7 có lễ Vu Lan báo hiếu, nhưng cũng được gọi là tháng cô hồn. Do đó, ngoài mâm cúng dâng lên chư Phật, gia tiên thì các gia đình cũng nên chuẩn bị thêm một mâm mặn cúng chúng sinh ngoài trời. Điều này để thể hiện lòng từ bi, đức độ của gia chủ đối với những linh hồn còn vương vấn nơi trần thế chưa thể siêu thoát về cõi âm.

Mâm cúng cô hồn này sẽ được đặt trước cửa, tốt nhất nên cúng vào khoảng chiều ngày 14 hoặc trưa ngày 15/7 Âm lịch. Gia đình có thể chuẩn bị cho mâm cúng này với những món như: Cháo loãng, bánh kẹo, bỏng ngô, nước, trái cây, gạo, muối, tiền vàng, nhang đèn…

mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7

Cúng cô hồn chỉ nên cúng đơn giản với bánh kẹo, trái cây, cháo loãng và cúng ngoài trời

Cách bày mâm cúng Rằm tháng 7 đúng nhất

Chuẩn bị mâm cúng xong đến cách bài trí mâm cúng cũng phải đúng cách. Gia đình lưu ý một số điều sau đây:

  • Với mâm cúng Phật, cần đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ. Bên cạnh mâm đồ chay thì nên cúng hoa sen, vì đây là loài hoa tượng trưng cho Phật. Trường hợp điều kiện không cho phép, không thể chuẩn bị mâm cúng chay, gia đình có thể cúng bằng trái cây và nước lọc cũng được.
  • Với mâm cúng gia tiên Rằm tháng 7, nên đặt các món như xôi, gà luộc, bánh chưng, bánh tét trước, sau đó mới đặt các món còn lại.
  • Với mâm cúng chúng sinh, cô hồn, bạn chỉ nên chuẩn bị đơn giản, miễn đừng quá sơ sài là được. Bởi sự hoàng tráng, thịnh soạn vừa tốn kém, vừa khơi dậy sự tham lam, sân si cho các cô hồn.

Mâm cúng Rằm tháng 7 kiêng cúng những gì?

Ngoài những món cần chuẩn bị cho mâm cúng Rằm tháng 7 kể trên, các gia đình cũng cần tránh cúng các món như: thịt chó, thịt mèo, thịt rắn, mắm, tỏi…

Hướng dẫn cách cúng Rằm tháng 7 sao cho đúng

Cúng Rằm tháng 7 ngày nào đẹp?

Nhiều gia đình chờ đúng vào ngày 15/7 Âm lịch để tổ chức cúng rằm tháng 7, nhưng trên thực tế bạn không nên cúng sát vào ngày cuối như vậy, thậm chí, nếu cúng sau 12 giờ trưa ngày 15 thì dường như “không còn tác dụng”.

Lý giải cho điều này là theo quan niệm dân gian, thời điểm từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch là ngày Diêm Vương cho mở Qủy Môn Quan. Các vong hồn trong thời gian này được trở về dương giới để thọ hưởng những lễ vật mà người dương cúng tế. Đến ngày 15 là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa”, người âm sẽ phải quay lại cõi âm, khó để về dương giới nữa. Vậy nên, làm mâm cúng rằm tháng 7 cho người âm nên cúng trước ngày 15 Âm lịch.

Còn theo các chuyên gia, trong các ngày từ 2-14 thì gia đình không nhất thiết chọn ngày tốt xấu, mà cúng vào ngày nào cũng được. Nhưng lưu ý, với mâm cúng rằm tháng 7 cho gia tiên hay trời Phật, nên cúng từ khoảng 11-12 giờ. Điều này ma quỷ ít hoạt động, do đó tránh được sự quấy rối. Trong khi đó, thời điểm cúng cô hồn nên từ khoảng 17-19 giờ.

Rằm tháng 7 năm 2022

Rằm tháng 7 năm 2022 rơi vào thứ 6, ngày 12, tháng 8 Dương lịch

Xem thêm: Bài cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất 2022

Nghi lễ cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất

Nghi lễ cúng Phật

Nên thực hiện vào buổi sáng. Người chủ trì lễ cúng phải ăn mặc lịch sự, sạch sẽ. Sau khi bày mâm cúng xong thì thắp 3 nén hương, đọc to, rõ, văn khấn. Sau khi khấn xong thì chắp tay vái 3 vái để kết thúc lễ cúng.

Nghi lễ cúng gia tiên

Thực hiện tương tự như phần cúng chư Phật. Nhưng lưu ý, sau khi cháy hết 1 tuần hương thì đọc văn khấn hóa vàng, quần áo, giày dép cho người thân.

Nghi lễ cúng vong linh vất vưởng

Thời điểm như đã nói ở trên, từ khoảng 17-19 giờ, sau khi đã cúng xong mâm cúng Phật, gia tiên. Sau khi bày mâm cúng, thắp hương và vái 3 lần, đọc văn khấn, kết thúc buổi lễ vái thêm 3 lần nữa.

Lưu ý đợi 1 tuần hương thì lấy muối, gạo rải ra sân để các vong hồn không trú ngụ hay quanh quẩn quanh nhà nữa. Điều này không tốt cho gia chủ. Cuối cùng đốt vàng mã, nhớ đọc to văn khấn vàng mã để tiễn vong đi.

Mâm cúng Rằm tháng 7 gồm những gì

Người chủ trì lễ cúng phải giữ cho cơ thể sạch sẽ trước ngày cúng khoảng 2 ngày

Tham khảo bài văn khấn cúng Rằm tháng 7

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Hôm nay là ngày Rằm tháng 7…….

Tín chủ chúng con là…..

Ngụ tại…….

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Xem thêm: 5 bài cúng ông Công ông Táo đầy đủ chi tiết và phổ biến nhất hiện nay

Một số lưu ý khác khi cúng Rằm tháng 7

  • Người chủ trì cho nghi lễ cúng Rằm tháng 7 Âm lịch cần giữ cho cơ thể sạch sẽ trước ngày cúng khoảng 2 ngày, không sử dụng các loại thực phẩm có mùi, tránh làm ô uế bản thân.
  • Mâm cúng Rằm tháng 7 cho chúng sinh, vong hồn nên đặt trước cửa nhà đưa đến chùa để cúng.
  • Với mâm cúng lên ông bà, gia tiên, tốt nhất nên ghi rõ họ tên người nhận lên những vật dụng đốt cho người thân. Khi đọc văn khấn thổ địa, thần linh cần đọc to rõ tên họ hương hồn người thân. Điều này là để tránh những vong hồn ma quỷ vất vưởng cướp mất vật lễ cúng.

Trên đây là thông tin đầy đủ nhất về mâm cúng Rằm tháng 7, giúp các gia đình có cách chuẩn bị, bài trí, tổ chức lễ cúng đầy đủ, trang nghiêm, hiệu quả nhất. Với mâm cúng Rằm tháng 7, tùy điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng như đặc trưng từng vùng miền, mỗi gia đình có thể gia giảm các món sao cho phù hợp. Miễn là tươm tất, sạch sẽ, đầy đủ là được, không cần bày vẽ quá thịnh soạn, cầu kỳ.

Sending
User Review
5 (1 vote)
Bình luận Facebook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây