Nội dung chính
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh lý về thần kinh đang có xu hướng ngày càng gia tăng tại nhiều quốc gia, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng Reviewtop.vn tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn gọi là rối loạn ảnh hưởng cưỡng bức, có tên tiếng Anh là Obsessive-Compulsive Disorder ( viết tắt là OCD). Đây là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt, một bệnh lý thần kinh với biểu hiện là những suy nghĩ và hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát được và có xu hướng kéo dài.
Tùy trường hợp cụ thể mà các triệu chứng của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể xảy ra ở nhiều mức độ và tần suất khác nhau.
OCD là một chứng rối loạn tâm thần đặc biệt, biểu hiện bằng những suy nghĩ/hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát
Người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD sẽ có những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa. Họ có thể ý thức được về sự quá mức và vô lý này, nhưng lại không thể chống lại nó. Chính vì thế, về lâu dài, bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như ảnh hưởng đến các mối quan hệ của người bệnh với những người xung quanh.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là chứng bệnh không quá phổ biến trên thế giới, nhưng đang có xu hướng gia tăng. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới (1.8% so với 0.5%). Độ tuổi thường dễ xuất hiện hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là từ 15-25 tuổi.
Xem ngay: 20 triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ theo từng giai đoạn
Nguyên nhân của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Hiện chưa có nghiên cứu y khoa nào xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên, thông qua các nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Bao gồm:
- Đối tượng thuộc độ tuổi từ 15-25.
- Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới, nhưng bệnh khởi phát sớm ở nam hơn so với nữ.
- Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người từng mắc rối loạn ám ảnh lưỡng cực.
- Sự thay đổi của não hoặc cơ thể, sự thiếu hụt Serotonin trong não bộ; trẻ em bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta, liên cầu nhóm A dễ mắc bệnh hơn những đứa trẻ khác.
- Người thường xuyên căng thẳng, stress trong cuộc sống, người hay nhạy cảm.
- Người thực hiện hành vi nào đó trong thời gian dài và hình thành thói quen.
- Bệnh cũng có nguy cơ cao hơn ở phụ nữ mang thai, hoặc vừa sinh con.
Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xảy ra ở độ tuổi 15-25
Dấu hiệu của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Dấu hiệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế không dễ để nhận biết, do đó bệnh thường bị chính người bệnh và người thân bỏ qua. Điều này càng khiến bệnh càng thêm trầm trọng và khó khăn hơn trong việc điều trị.
Tùy mức độ của sự rối loạn mà các dấu hiệu và mức độ biểu hiện dấu hiệu là rất đa dạng. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:
Thường xuyên rửa tay quá kỹ
Bệnh tâm lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường khiến người bệnh bị ám ảnh về đôi bàn tay đầy rẫy những vi khuẩn, vi trùng. Họ sợ hãi sự lây lan của mầm bệnh từ môi trường xung quanh, vì thế thường xuyên rửa tay và lau chùi rất kỹ càng bàn tay của mình. Đây được cho là dấu hiệu phổ biến nhất của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD.
Người bệnh bị ám ảnh về một bàn tay đầy vi trùng
Xem ngay: 10 căn bệnh do đột biến gen nguy hiểm ở người cần đặc biệt lưu ý
Dọn dẹp nhà theo nguyên tắc
Tương tự như việc rửa tay quá kỹ, người bệnh OCD cũng luôn có cảm giác vi trùng ở khắp nơi trong căn nhà của mình. Vì vậy họ luôn phải đảm bảo nhà cửa lúc nào cũng phải ở trạng thái sạch sẽ. Họ hình thành nên những nguyên tắc dọn dẹp nhà cửa riêng và bắt buộc phải tuân theo bất cứ ngày nào, cho dù có mệt mỏi thế nào đi chăng nữa.
Kiểm tra lại mọi thứ nhiều lần
Một dấu hiệu khác của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế là xu hướng kiểm tra mọi thứ nhiều hơn người bình thường. Người mắc OCD luôn cảm thấy bất an về mọi thứ, vì thế họ luôn muốn kiểm tra lại nhiều lần để có thể an tâm hơn.
Bị ám ảnh về những con số
Chứng rối loạn ảnh hưởng cưỡng bức khiến người bệnh bị ám ảnh bởi các con số. Họ nghiêm túc với những con số, và cũng thường yêu cầu những người xung quanh cũng phải nghiêm túc về những con số. Khi gặp những con số không may mắn, người bệnh OCD thường cảm thấy lo lắng thái quá. Thường ngày, họ cũng rất hay đếm số người, số công việc, số mục tiêu…
Sự ngăn nắp quá mức và sự ám ảnh bởi những con số
Rất ghét việc soi gương
Một dấu hiệu rối loạn ám ảnh cưỡng chế khác là người bệnh cực kỳ ghét soi gương. Lý do là họ có xu hướng bị mặc cảm về ngoại hình, không muốn nhìn mình trong gương, hoặc nhìn một cách miễn cưỡng. Dù có được người khác khen về ngoại hình của mình, nhưng người mắc chứng OCD vẫn không tin và luôn mặc cảm rằng họ không được đẹp từ khi sinh ra cho đến bây giờ.
Phóng đại về vấn đề bạo lực
Vấn đề bạo lực là điều không ai mong muốn và đáng bị lên án. Nhưng điều này trở nên bị phóng đại quá mức ở những người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh lưỡng cực. Nỗi sợ hãi đã khiến họ phóng đại quá mức về vấn đềbạo lực. Họ lúc nào cũng lo sợ bị bạo hành, bị quấy rối, xâm hại tình dục, bị bắt nạt tại trường học, nơi làm việc…
Ám ảnh về tình dục
Ám ảnh về tình dục của người bệnh rối loạn ám ảnh lưỡng cực không chỉ là nỗi sợ hãi bị xâm hại tình dục. Mà còn là những suy nghĩ bất thường của chính họ về xu hướng tình dục. Chẳng hạn như suy nghĩ muốn quan hệ với người lạ, người đồng giới, trẻ em, đồng nghiệp, khách hàng… Điều này bản thân người bệnh không hề mong muốn nhưng nó lại thường trực trong suy nghĩ của họ không thể kiểm soát được.
Người bệnh OCD thường bị hội chứng ám ảnh về tình dục
Luôn dằn vặt về các mối quan hệ
Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng về các mối quan hệ xung quanh mình. Họ luôn muốn các mối quan hệ của mình với người khác phải thật tốt đẹp, không muốn làm tổn thương ai, muốn biết suy nghĩ của người khác, lo lắng xảy ra xung đột, lo lắng rằng mình có thể gây ra lỗi lầm nào đó với người khác mà không thể giải quyết được…
Luôn muốn hỏi ý kiến mọi người trong các vấn đề
Ở người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, họ thường kỳ vọng về sự bảo đảm, tức là mọi việc họ làm cần được sự đảm bảo từ người khác, không tin tưởng vào quyết định của bản thân, dù vấn đề đó họ hoàn toàn có thể tự giải quyết. Họ lo lắng, không thấy an tâm khi tự giải quyết, và sẽ hỏi ý kiến của mọi người xung quanh.
Khả năng tổ chức rất tốt
Đây có thể nói vừa là mặt tốt nhưng cũng là mặt xấu của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Đa số những người mắc hội chứng này lại là những người có khả năng tổ chức mọi thứ rất tốt, thậm chí hoàn hảo. Nhưng một khi ở mức độ quá mức và tần suất thường xuyên, kéo dài thì lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất, tinh thần, khi họ không thể nghỉ ngơi đúng mực. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến những người xung quanh vì sự chi tiết quá mức, quá tiểu tiết, làm tiến độ công việc bị chậm lại.
Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Mặc dù không đe dọa nhiều đến sức khỏe người bệnh, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng là chủ yếu. Do đó, bệnh nhân càng trung thực chia sẻ, thông báo đến bác sĩ về các biểu hiện suy nghĩ, hành vi bất thường của mình thì việc chẩn đoán càng có độ chính xác cao hơn.
Hãy tâm sự, chia sẻ trung thực với bác sĩ để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất
Xem thêm: 13 bệnh viện khám tổng quát tốt nhất TPHCM
- Bản thân người nghi ngờ mắc bệnh OCD cũng có thể tự thực hiện các bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế để xem mình có rơi vào trường hợp nguy cơ cao mắc hội chứng bệnh lý này hay không. Các bài test này thường không quá phức tạp và không mất nhiều thời gian để thực hiện.
Thực hiện các bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế để sớm phát hiện bệnh lý nếu có
- Về phương pháp điều trị, người bệnh OCD có thể được dùng thuốc, kết hợp liệu pháp tâm lý và các biện pháp tự cải thiện.
Căn bệnh tâm lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD dù không quá phổ biến và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bệnh nhân và những người xung quanh. Vì vậy, khi có bất cứ biểu hiện nào nghi ngờ bệnh OCD, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp trị liệu hiệu quả. Ngoài ra, luôn cố gắng duy trì cho mình một cuộc sống vui vẻ, lành mạnh, tránh để stress, căng thẳng kéo dài để rối loạn ám ảnh cưỡng chế không tìm đến bạn nhé.
Xem thêm các tin tức sức khỏe hấp dẫn hàng đầu khác tại đây: https://reviewtop.vn/review-suc-khoe/
User Review
( votes)