Trang chủ Kỹ Năng Sống Cảnh báo gia tăng đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, biến...

Cảnh báo gia tăng đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng chống

314
0
Cảnh báo gia tăng đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng chống

Đột quỵ hiện nay là căn bệnh xếp thứ 2 nguyên nhân gây tử vong sau bệnh tim mạch. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200 nghìn bệnh nhân bị đột quỵ, 50% trong số đó không thể qua khỏi. Đáng báo động hơn là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân do đâu và cách phòng chống ra sao? Dưới đây là những ghi nhận về tình hình bệnh nhân đột quỵ tại một số bệnh viện trong nước.

Từ những quan niệm sai lầm về đột quỵ

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ gia tăng, đó là do lối suy nghĩ sai lầm, sự thiếu kiến thức về căn bệnh này.

Một nữ bệnh nhân 30 tuổi đang nằm điều trị đột quỵ tại bệnh viện Xanh Pôn chưa hết bàng hoàng vì không nghĩ mình bị căn bệnh này, dù trước đó sức khỏe của chị hoàn toàn bình thường:

“Chẳng bao giờ nghĩ bị đâu, vì nghĩ mình còn ít tuổi. Mình hay đau đầu, nhưng cứ nghỉ do thức khuya chứ không phải do đột quỵ”

Cảnh báo gia tăng đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng chống

Bệnh nhân bị đột quỵ khi mới 30 tuổi (theo VTV24)

Bác sĩ Phạm Văn Cường- Khoa Đột quỵ não, bệnh viên Trung ương Quân đội 108 cũng chia sẻ:

“Các triệu chứng như chóng mắt, nói khó một chút, hoặc tê bì một nửa người thường bị các bạn trẻ bỏ qua vì nghĩ đó là những biểu hiện nào khác, vì thường trong tâm thức của các bạn trẻ cho rằng đột quỵ là căn bệnh của người già.”

Xem ngay: Những kiến thức cần biết về căn bệnh tai biến mạch máu não

Sơ cứu cho người đột quỵ sai cách, làm mất đi giờ vàng

Một nguyên nhân nữa khiến gia tăng tỷ lệ tử vong ở người bị đột quỵ, đó là sơ cứu sai cách, không chuyển bệnh nhân đến bệnh viên kịp thời, bỏ qua mất giờ vàng của đột quỵ.

Ghi nhận một bệnh nhân nam 40 tuổi, dù đã từng bị đột quỵ một lần nhưng vừa bị tái mắc lần 2. Điều đáng nói, người nhà bệnh nhân lại chủ quan không đưa đến viện ngay mà ở nhà tự sơ cứu sai cách.

Người nhà bệnh nhân cho biết:

“Hôm chị đọc tìm hiểu trên mạng cách sơ cứu cho người bị tai biến, chị châm cứu các đầu ngón tay, chân rồi nặn máu ra, rồi mới cho anh ấy đến viện.”

Theo Bác sĩ Trần Đăng Huân (Đơn nguyên Đột quỵ, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn:

“Châm cứu hay xoa bóp gần như không có tác dụng, các bác sĩ cũng không khuyến cáo thực hiện các động tác sơ cứu đó. Mà quan trọng là ngay khi có các triệu chứng dù có rõ ràng hay không , dù chỉ nghi ngờ thì cần đến ngay bệnh viện để được đánh giá. Dù chỉ là tê bì nhẹ hay có yếu liệt cần đến bệnh viện sớm nhất là trong vòng 3 tiếng đầu tiên là giờ vàng của đột quỵ.”

nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ

Bác sĩ Phạm Văn Cường cảnh báo các bạn trẻ không nên bỏ qua các triệu chứng đột quỵ dù là nhỏ nhất

Xem ngay: Nhận biết 10 triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não

Một số nguyên nhân khác gây đột quỵ ở người trẻ

Những trường hợp dưới đây làm gia tăng mắc đột quỵ, tai biến:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
  • Người mắc bệnh lý dị dạng mạch máu não
  • Người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu
  • Người béo phì, lười vận động
  • Người bị đái tháo đường, tăng huyết áp

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đột quỵ

Đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng gây ra những biến chứng như đột quỵ ở người già. Cụ thể, các bác sĩ chỉ ra những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi người trẻ bị đột quỵ bao gồm:

  • Sưng, phù nề não, khó đi lại, di chuyển tay chân do liệt. Bị mất hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt.
  • Đột quỵ gây viêm phổi, nguyên nhân chính là do thức ăn đi vào phổi do quá trình nhai nuốt gặp khó khăn.
  • Biến chứng đột quỵ gây đau tim do xơ vữa động mạch.
  • Trầm cảm cũng là một biến chứng phổ biến sau đột quỵ, đặc biệt càng trở nên nặng nề hơn với những người trước đó đã bị trầm cảm sẵn.
  • Gây viêm loét, hoại từ do nằm liệt giường trong thời gian dài.
  • Gây suy giảm nhận thức, động kinh.
  • Người sau đột quỵ cũng bị hạn chế về vận động, chân tay thường bị co quắp, đau vai.
  • Đột quỵ gây chứng nghẽn mạch máu do mất đi hoặc hạn chế vận động.
  • Biến chứng của đột quỵ cũng có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, hay mất đi chức năng ngôn ngữ.

biến chứng đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người trẻ

Đột quỵ ở người trẻ hoàn toàn có thể phòng tránh

Ghi nhận tại các bệnh viên, số lượng bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi mắc đột quỵ đều tăng từ 20-25%, tăng gấp đôi so với những năm trước. 76% bệnh nhân nhập viện muộn sau 6 giờ khởi phát của bệnh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu nhận biết.

Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu như từ bây giờ chúng ta có ý thức bảo vệ sức khỏe và xây dựng một lối sống lành mạnh:

  • Xây dựng lối sống lành mành, làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học, tăng cường luyện tập thể dục thể thao đầy đủ.
  • Nên kiểm soát tốt các nguy cơ làm gia tăng đột quỵ ở người trẻ như: hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…
  • Khi có biểu hiện của bệnh hoặc nghi ngờ bệnh đột quỵ, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là trong 3 giờ đầu ( được coi là giờ vàng cho người bệnh đột quỵ).

cách phòng chống đột quỵ

Người trẻ nên xây dựng lối sống lành mạnh để đẩy lùi đột quỵ

Xem ngay: 5 Công dụng của an cung ngưu hoàng hoàn với người bị tai biến đột quỵ

Trên đây là những con số thống kê đáng báo động về tình trạng gia tăng đột quỵ ở người trẻ. Cũng như chỉ ra nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn trẻ sẽ có ý thức hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình.

Nguồn tham khảo: https://vtv.vn/video/dot-quy-o-nguoi-tre-co-dau-hieu-gia-tang-579384.htm

Sending
User Review
0 (0 votes)
Bình luận Facebook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây