Trang chủ Review du lịch Bác sĩ tôm Bạc Liêu là ai mà có thể chữa bệnh...

Bác sĩ tôm Bạc Liêu là ai mà có thể chữa bệnh hoại tử gan tụy ở tôm?

729
0
blank

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm được điều trị triệt để nhờ vào công trình nghiên cứu ấn tượng của bác sĩ tôm Bạc Liêu. Cùng Reviewtop tìm hiểu vị “Bác sĩ tôm Bạc Liêu” là ai và cách chữa bệnh cho tôm của vị bác sĩ này như thế nào nhé.

Tình hình bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Năm 2009, bệnh hoại tử gan tụy ở tôm hay với cách gọi khác là “hội chứng tôm chết sớm” được ghi nhận với số tôm đầu tiên tại Trung Quốc và dần dần lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ, trở thành mối nguy hại hàng đầu đối với ngành nuôi tôm công nghiệp trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

Trong hai năm liên tiếp 2010 – 2011 tại Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu xuất hiện sản lượng tôm đầu tiên mắc bệnh hoại tử gan tụy ở tôm, lây lan diện rộng và bùng phát thành dịch bệnh, gây thiệt hại hơn 97.000 ha diện tích tôm nuôi, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu…

blank

(Ảnh minh họa) Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm gây ra thiệt hại lớn tới ngành nuôi tôm công nghiệp

Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm xảy ra vào giai đoàn đầu tiên khi nuôi tôm thương phẩm, đối với cả hai chủng là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, xác suất gây ra thiệt hại lớn, có thể lên tới 100% trong vòng 20 – 30 ngày sau khi thả tôm tại điều kiện chăn nuôi. Khi tôm nhiễm bệnh, gan tụy bị teo hoặc sưng, màu trắng nhạt, vỏ mềm, phát triển chậm, và thường chìm xuống đáy ao khi sắp chết.

Theo xác định của một số nghiên cứu, nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử gan tụy ở tôm xuất phát từ chất lượng giống tôm không đảm bảo tiêu chuẩn, thả nuôi trong môi trường sống bất lợi khiến cho dịch bệnh bùng phát.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN – PTNT) thống kê năm 2012, diện tích bệnh hoại tử gan tụy ở tôm Việt Nam chiếm 45,7% diện tích nuôi tôm, xấp xỉ 46.000 ha. Cho tới năm 2017, Cục Thú y (Bộ NN – PTNT) thống kê kê diện tích nuôi trồng bị thiệt hại do bệnh hoại tử gan tụy ở tôm chiếm hơn 17.9%, xấp xỉ 6,793 ha. Từ hai báo cáo trên ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng do bệnh hoại tử gan tụy ở tôm gây ra cho nền chăn nuôi thủy, hải sản ở nước ta.

Năm 2013, dựa vào kể luận của Tổng cục Thủy sản, tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy ở tôm là do nhóm vi khuẩn Vibrio, chủng V. Parahaemolyticus gây ra. Ngoài tác nhân lớn nhất này, các nhóm vi khuẩn khác cũng là một phần hình thành để phá hủy hệ thống gan, tụy của tôm.

Dựa vào tình hình thực tiễn, đến năm 2020 sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích tác nhân gây bệnh hoại tử, gan tụy ở tôm, công trình nghiên cứu mang tên “Ứng dụng vi khuẩn Bacillus sp. đối kháng với Vibrio parahaemolyticus trong nuôi tôm công nghiệp” của TS. Lê Anh Xuân ra đời và ứng dụng thành công vào thực tiễn.

blank

Công trình nghiên cứu của TS. Lê Anh Xuân mang tính thực tiễn cao

 “Bác sĩ tôm Bạc Liêu” trị bệnh cho tôm

Lê Anh Xuân được xem là “bác sĩ tôm” ở tỉnh Bạc Liêu hay “Bác sĩ tôm Bạc Liêu” vì nhờ vào công trình nghiên cứu của anh đã giảm thiểu tối đa những rủi ro mà dịch bệnh hoại tử gan tụy ở tôm xuống mức thấp nhất, đem ngành nuôi tôm trở lại đà phát triển như trước. Anh Xuân đã dành 2 năm để thu thập các mẫu tôm, bùn và mẫu nước từ các ao tôm công nghiệm ở tại tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để tiến hành thí nghiệm, phân tích với 149 chủng vi khuẩn được nghi ngờ là Bacillus (trực khuẩn) và 51 chủng vi khuẩn Vibrio (vi khuẩn này hay có trong động vật thủy sản) đã được phân lập từ tuyến tiêu hóa của mẫu tôm, bùn và nước mà anh đã thu thập làm nghiên cứu.

Sau khi thử nghiệm trên mô hình quy mô 100 nuôi tôm thẻ chân trắng, các chủng vi khuẩn đã phòng chống hiệu quả bệnh hoại tử gan tụy ở với tỷ lệ sống của tôm sau 36 giờ cảm nhiễm, lần lượt từ 76% đến trên 85%. Kết quả này đã khiến cho nỗi đau đáu của bà con Đồng bằng sông Cửu Long bấy lâu nay khi không còn cảm thấy quá lo sợ nếu như dịch bệnh có thể quay trở lại.

Theo vị “bác sĩ tôm Bạc Liêu” này, bệnh hoại tử gan tụy ở tôm này cũng giống như các loại bệnh khác, cũng có căn nguyên là vi khuẩn, bệnh này có thể được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh quá nhiều trong phòng chống bệnh sẽ khiến tôm tồn dư kháng sinh hoặc chất cấm vượt quá mức quy định, sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng và khó xuất khẩu được tới các thị trường quốc tế như Mỹ, EU.

Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ xảy ra tính kháng thuốc ở  các tác nhân gây bệnh trong môi trường nuôi tôm. Nhiều giải pháp mang tính căn cơ đã ra đời phần nào cải thiện được tình hình dịch bệnh, nhưng có nhiều nguyên nhân khiến các chiến dịch đó chưa mang lại hiệu quả bền vững và lâu dài. Từ công trình nghiên cứu và kinh nghiệm được rút ra, TS. Lê Anh Xuân đã nghiên cứu, sản xuất và cho ra mắt dòng sản phẩm “Kill Para” vi sinh thế hệ mới chuyên phòng và điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm.

blank

Dòng sản phẩm vi sinh thế hệ mới chuyên phòng và điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản – ông Nguyễn Đình Luân đánh giá rất cao việc tìm ra những chủng vi sinh giúp chống lại các loại vi khuẩn gây ra bệnh hoại tử gan tụy ở tôm. “Nghiên cứu này là một điểm sáng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, giúp cho bà con nuôi tôm có cơ hội sử dụng những vi sinh bản địa có chất lương, quan trọng nhất là giải quyết được về vấn đề môi trường trong ngành nuôi tôm công nghiệp và giải quyết được việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, làm cho sản lượng và chất lượng ngành tôm được nâng cao, hướng đến xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam có giá trị và đảm bảo cho việc truy xuất nguồn gốc”, ông Luân nhấn mạnh.

blank

Bà con được hỗ trợ, chuyển giao mô hình nuôi tôm sạch

Lê Anh Xuân chia sẻ thêm, anh Xuân cam kết hỗ trợ bà con nông dân thông qua các “gói hỗ trợ 10 tỷ” để tiếp tục nhân rộng, chuyển giao các mô hình nuôi tôm sạch cho bà con trong thời gian tới. Trực tiếp hướng dẫn cho bà con từ những bước đầu tiên trong việc lựa chọn giống, thuốc đến kĩ thuật miễn phí cho bà con trong giai đoạn đầu 40 ngày. Giai đoạn sau khi bà con thành công chúng tôi sẽ thu lại 50% và tiếp tục nhân rộng cách làm này để bổ sung vào nguồn quỹ, như vậy sẽ tăng số lượng bà con được hỗ trợ hơn”

Trước tác động của dịch bệnh, môi trường hay rộng hơn là biến đổi khí hậu toàn cầu gây bất lợi cho người nuôi tôm. Kết quả từ công trình nghiên cứu của TS. Lê Anh Xuân trong việc phòng và điều trị bệnh hoại tử gan tụy ở tôm đã tạo một bước tiến mới, giảm rủi ro tối đa cho bà con nuôi tôm, góp phần đưa ngành tôm Việt phát triển chất lượng và bền vững. Reviewtop hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và có thêm nhiều thông tin thiết thực tới quý độc giả.

Sending
User Review
0 (0 votes)
Bình luận Facebook

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây